Từ điển môn Văn lớp 12 Hồi kí - Từ điển môn Văn 12

Hồi kí là gì? Đặc điểm của hồi kí - Văn 12

1. Hồi kí là gì?

Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, có giá trị tư liệu cao, kể lại từ điểm nhìn chủ quan về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc là người tham dự, chứng kiến.

=> Nói cách khác, hồi kíghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứtác giả là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến.

2. Đặc điểm của hồi kí

Hồi kí luôn đề cao tính xác thực của những gì được kể. Câu chuyện về con người và sự việc trong hồi kí giúp độc giả vừa thấy rõ trải nghiệm phong phú và thế giới tinh thần riêng của người viết, vừa hình dung được diện mạo chân thực của đời sống lịch sử - xã hội và văn hoa một thời đã qua. Người viết hồi kí thường tập trung ghi chép, soi tỏ phần hiện thực mà mình hiểu rõ với tư cách là chứng nhân.

Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người và sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang đậm tính chủ quan - một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.

3. Một số tác phẩm tiêu biểu

Có thể kể đến các hồi ký văn học được dư luận chú ý trong số hơn 30 tác phẩm được xuất bản từ 1975 dến 2010:

- Của các nhà thơ: Nửa đêm sực tỉnh (Lưu Trọng Lư); Hồi ký song đôi (Huy Cận - Xuân Diệu), Hồi ký Anh Thơ (3 tập), Bóng ngày qua (Quách Tấn), Nhớ lại một thời (Tố Hữu)…

- Của các nhà văn: Chiều chiều, Cát bụi chân ai (Tô Hoài), Thời đã qua (Nguyễn Văn Bổng), Trong mưa núi (Phan Tứ), Nhớ lại (Đào Xuân Quý) Một thời để mất (Bùi Ngọc Tấn), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (Ma Văn Kháng), Người đàn bà cầm bút (Lê Minh).

- Của các nhà nghiên cứu - phê bình: Hồi ký (Đặng Thai Mai), Những năm tháng ấy (Vũ Ngọc Phan), Hồi ký (Nguyễn Hiến Lê), Tầm xuân (Đặng Anh Đào), Cô bé nhìn mưa (Đặng Thị Hạnh).