Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn>
Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau.
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau.
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão
Cũng khi lên mặt dáng văn thân
(Trần Tế Xương, Tự trào)
b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
c. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)
Phương pháp giải:
Vận dụng yếu tố sắc thái nghĩa
Lời giải chi tiết:
Câu |
Từ ngữ in đậm |
Sắc thái nghĩa |
a |
vểnh râu |
Thái độ lên mặt, coi thường mọi thứ |
lên mặt |
Thái độ coi mình hơn người, tự tin quá mức |
|
b |
quệt |
Sắc thái thách thức |
c |
bảnh |
Tư thế ngồi tự mãn, bề trên |
Câu 2
Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ sau không? Vì sao?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
(Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà)
Phương pháp giải:
Vận dụng sắc thái nghĩa
Lời giải chi tiết:
Không thể vì nó sẽ làm mất đi sắc thái biểu cảm của tác giả.
Câu 3
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cho câu thơ sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
(Hồ Xuân Hương, Để đền Sầm Nghi Đống)
Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng sắc thái nghĩa
Lời giải chi tiết:
Không thể vì từ “nhìn lên” thể hiện thái độ ngưỡng mộ còn “nhìn ngang” thể hiện thái độ coi thường, phù hợp với nội dung của văn bản.
Câu 4
Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ sau bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)
Phương pháp giải:
Vận dụng sắc thái nghĩa
Lời giải chi tiết:
- Một số từ có nghĩa tương tự: cao ngất, cao vút, ngất ngưởng
- Việc thay thế là không phù hợp bởi nào làm mất đi nét nghĩa trong câu thơ, không phản ánh đúng suy nghĩ, thái độ của tác giả.
Câu 5
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình.
- Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn