Soạn bài Nam quốc sơn hà SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn>
Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077)
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta. |
Chuẩn bị đọc
(trang 7, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).
Phương pháp giải:
Tìm hiểu qua sách báo, internet…
Lời giải chi tiết:
- (1077), trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu)
- Là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt (1075-1077), và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt.
- Trận chiến kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống
Trải nghiệm cùng VB
(trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em hiểu thế nào là “thiên thư”?
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh
Lời giải chi tiết:
“Thiên thư” được hiểu là sách trời
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc và xác định mạch thơ
Lời giải chi tiết:
Bố cục của bài thơ có thể được xác định theo hai cách |
|
Cách 1 |
- Khai (câu 1): giới thiệu vấn đề chủ quyền với giọng điệu rõ ràng, cương quyết. - Thừa (câu 2): bổ sung ý đã nhắc đến ở câu 1 và giữ mạch cảm xúc. - Chuyển (câu 3): chuyển ý sang vấn đề xâm lược lãnh thổ của quân giặc. - Hợp (câu 4): khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. |
Cách 2 |
- Câu 1 – 2: giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. - Câu 3 – 4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam. |
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thơ Đường, đặc biệt là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Lời giải chi tiết:
- Luật: luật trắc vần bằng
- Số câu: 4
- Số chữ: 7 chữ/câu
- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
- Vần: 1 vần (cư – thư – hư)
- Đối: không cụ thể
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:
a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thơ đầu, chú ý câu này có 3 câu hỏi cần trả lời
Lời giải chi tiết:
Hai câu đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
a. Cách ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.
b. Tác dụng: cho thấy “tính pháp lí” của chủ quyền chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng văn bản của “nhà trời”.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 8, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu cuối và hình dung thái độ, tình cảm của tác giả
Lời giải chi tiết:
Tinh thần tự tôn dân tộc và thái độ kiên quyết, mạnh mẽ
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra chủ đề và cảm hứng
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.
- Cảm hứng chủ đạo: là tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức về chủ quyền của dân tộc.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.
Phương pháp giải:
Vận dụng những hiểu biết cá nhân
Lời giải chi tiết:
Bài thơ đã cho thấy niềm tự hào và tự tôn dân tộc đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bảo vệ đất nước từ ngàn đời nay.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chỉ về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Văn bản “Bình Ngô đại cáo”:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn gọn, Nguyễn Trãi đã đưa ra sự đánh giá toàn diện với đầy đủ nhân tố gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài.
- Soạn bài Qua Đèo Ngang SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Chạy giặc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn