Soạn bài Ôn tập phần văn học 11 kì 2 - Ngắn gọn nhất>
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Ôn tập phần văn học. Câu 1: Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức:
- Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận - Ngắn gọn nhất
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức:
Các bình diện |
Thơ trung đại Việt Nam |
Thơ mới Việt Nam |
Nội dung cảm hứng |
Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân. Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước, nặng tính chất giáo huấn. |
Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội.
|
Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống |
Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo |
Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời |
Cảm hứng chủ đạo |
Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí. |
Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà |
Nghệ thuật |
- Chứ Hán, chữ Nôm - Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát. - Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố. - Tính qui phạm nghiêm ngặt |
- Chữ quốc ngữ. - Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại - Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày. - Phá bỏ tính qui phạm. |
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu:
+ Nội dung:
- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: có ý chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển thời thế, có ý thức cá nhân, có trách nhiệm cao cả... Có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .
+ Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ...
+ Tính giao thời:
- Cũ: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật; mang đề tài “lưu biệt” – một đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại thể thơ Đường luật; hình ảnh ước lệ...
+ Nét mới: chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
* Hầu trời -Tản Đà.
+ Nội dung:
Thể hiện bản ngã cái tôi cá nhân - một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
+ Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ một cách thoải mái, tự nhiên và phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần gũi với đời sống, không cách điệu, ước lệ.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc.
- Từ ngữ nôm na, bình dị, như lấy ở đời sống bình thường
+ Tính chất giao thời:
- Cũ: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại
- Mới: thể thơ trường thiên khá tự do; cảm xúc mới mẻ, phóng túng; cách thể hiện vượt khỏi quy phạm.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu, “Hầu trời” của Tản Đà, “Vội vàng” của Xuân Diệu.
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.
- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), văn học giai đoạn này đã đổi mới, ngôn ngữ có tính hiện đại, cái tôi ngông của nhà nho chán đời, tài tải muốn thoát li lên hầu trời nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại.
- Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân tự giải phóng toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát lòng mình bằng con mắt cá nhân, cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Tác phẩm | Nội dung | Nghệ thuật |
Vội vàng - Xuân Diệu | Sự gia cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời. Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, kể từ đó có cách sống vội vàng. | Thể thơ tự do, hình ảnh thơ mới mẻ, trẻ trung, táo bạo. Giọng điệu say mê, sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. |
Tràng giang - Huy Cận | Nỗi buồn bâng khuâng trước thiên nhiên, tình yêu quê hương. Nỗi sầu vũ trụ- sầu nhân thế bao la, thăm thẳm trong hồn thơ Huy Cận |
Vừa cổ điển, vừa hiện đại. Giọng điệu gần gũi, thân thuộc |
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử | Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng với bao uẩn khúc trong lòng. |
Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tương. |
Tương tự - Nguyễn Bính | Tâm trạng của chàng trai lúc tương tư, hồn quê hoà lẫn cảnh quê, khát vọng hạnh phúc lứa đôi giản dị. | Ngôn ngữ thơ giản dị, ngot ngào, tha thiết, phảng phất ca dao dân gian làm sống dậy hồn xưa đất nước, nét chân quên mộc mạc, giản dị. |
Chiều xuân - Anh Thơ | Cảnh chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ, không khí nhịp sống êm ả, tĩnh lặng. | Thủ pháp nghệ thuật gợi tả, lấy cái động để tả cái tĩnh lặng của cảnh quê. |
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Câu 5 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Tác phẩm | Tư tưởng | Nghệ thuật |
Chiều tối |
Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời |
+ Thể thơ tứ tuyệt hàm súc + Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng, + Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật. + Tư thế của nhân vật trữ tình nhàn tản, ung dung |
Lai tân | Bài thơ vạch trần thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. | Tả thực bằng bút pháp châm biếm, sự nghịch lí được tạo bởi kết câu của bài thơ làm nổi bật ý châm biếm, mỉa mai. |
Từ ấy | Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao động nghèo khổ. |
+ Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng + Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. + Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở. + Sự đa dạng của bút pháp: tự sự, trữ tình. |
Nhớ đồng | Bài thơ thể hiện khao khát tự do, say mê lí tưởng, thể hiện qua nỗi nhớ da diết, cháy bỏng với quê hương, con người. | Diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu (điệp từ, điệp kiểu câu), giọng nói thiết tha. |
Câu 6
Video hướng dẫn giải
Câu 6 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ "Tôi yêu em " của Puskin
- Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, nhân hậu mãnh liệt, vị tha cao thượng.
- Ngôn từ giản dị, tinh tế. Điệp ngữ "tôi yêu em"
- Lời nguyện cầu mang nhiều ý nghĩa.
Câu 7
Video hướng dẫn giải
Câu 7 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
a. Ngoại hình:
- Luôn đi dày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.
- Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, kéo mui khi ngồi xe ngựa.
b. Lối sống sinh hoạt:
- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.
- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.
- Thích dạy tiếng Hy Lạp → Ngợi ca, tôn sùng quá khứ.
- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.
- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.
- Cách duy trì quan hệ với đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, 1 giờ sau ra về.
c. Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:
- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.
- Khi Bê-li-côp chết rồi lối sống đó vẫn ảnh hưởng tới mọi người, cuộc sống vẫn ngột ngạt, bế tắc tù túng.
Câu 8
Video hướng dẫn giải
Câu 8 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng:
a. Hoàn cảnh nhân vật: Từ một thị trưởng giàu có,nhân từ vì cứu một người vô tội,ông đã trở về với thân phận thật của mình- một người tù khổ sai.
b. Phẩm chất, tính cách:
* Trước khi Phăng-tin chết:
- Đối với Phăng-tin: “nói bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”
- Đối với Gia-ve: Hạ mình, nói nhỏ, cầu xin với mục đích: cứu vớt tia hy vọng và sự sống mong manh cho Phăng-tin.
- Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ
* Sau khi Phăng-tin chết:
- Đối với Gia-ve:
+“cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con”
+“bẻ thành giường”
+“nhìn Gia-ve trừng trừng”
→ Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt .Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.
- Đối với Phăng-tin:
+ “bàn tay đỡ lấy trán,ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích”
+“thì thầm bên tai Phăng-tin”
+ “hai tay nâng đầu Phăng-tin lên,đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con”
+ “ ông thắt lại dây rút cổ áo chị,vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị”
+”nhẹ nhàng” nâng bàn tay của Phăng-tin và “đặt vào đấy một nụ hôn”
Tình yêu con người Giăng-van-giăng giành cho Phăng-tin cũng chính là lòng yêu thương của Huy-gô đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin. Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
Loigiaihay.com