Soạn bài Hầu trời - Ngắn gọn nhất


Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn nhất tập 2 bài Hầu trời - Tản Đà. Câu 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Kể chuyện một giấc mơ kì thú: được lên tiên.

- Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! / Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.   

- Nhà thơ cũng không khẳng định được là mơ hay là thật: chẳng biết có hay không.

- Nghệ thuật: điệp từ “thật” (4 lần), lời thơ dẫn dắt tự nhiên, giàu cảm xúc.

→ Cách vào đề của bài thơ gợi màu sắc nửa hư nửa thực về câu chuyện tác giả sắp kể khiến người đọc cảm thấy tò mò và bị lôi cuốn.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:

- Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì thơ văn của chính mình

- Tác giả có nhu cầu muốn đọc hết cho Trời và chư tiên nghe những tác phẩm văn chương, những đứa con tinh thần của mình. Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối...

- Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.

* Cá tính thơ và niềm khát khao chân thành của người thi sĩ:

- Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình và ông cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã cái tôi của mình.

- Niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ.

* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: phản ứng chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:

+ Thái độ của Trời:

 - Đánh giá cao;

+ Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:

→ Ông muốn văn chương của mình được nhiều người yêu thích, biết đến và trân trọng.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tản Đã đã phản ánh rất chân thực và cảm động về cuộc sống của mình cũng như tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời:

- Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng những cuộc mơ ước lên trăng, lên tiên. Ông đã vẽ bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác.

- Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều

- Tản Đà cũng chớm nhận ra: đa dạng về thể loại là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới thì tiêu chí đánh giá tất nhiên là phải khác xưa

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ là:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần gũi với đời sống, không cách điệu, ước lệ.

- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc

- Từ ngữ nôm na, bình dị, như lấy ở đời sống bình thường.

- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.

- Nhà thơ đã sáng tạo ra một cuộc hầu Trời thật lí thú, ngộ nghĩnh mà như thật.

Luyện tập

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cách xưng danh của tác giả:

- Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe.

- Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước đấng trí tôn, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.

- Cách nói của nhà thơ không chỉ là cách nói của ý thức cá nhân, của cái ngông mà còn chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm yêu nước đáng quý.

- Những trường hợp xưng danh trong thơ thời văn học trung đại: Mời trầu - Hồ Xuân Hương,  Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du, Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

-  "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

- Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

+ Tự cho mình văn

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả

+ Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời.

- Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều ngông. 

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 4 phần

- Đoạn 1 (Câu 1- 20): Lí do, hoàn cảnh được lên đọc thơ hầu Trời

- Đoạn 2 (Câu 21 – 68):Kể về buổi đọc thơ cho Trời và chư tiên

- Đoạn 3 (Câu 68 -98): Tâm sự của nhà thơ với Trời về hoàn cảnh khốn khó của mình

- Đoạn 4 (Còn lại): Phút tiễn biệt Trời, về lại thực tại

Nội dung chính

Video hướng dẫn giải

Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân - một "cái tôi" ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 22 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí