Phân biệt cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp - Hoá 12

1. Cao su là gì?

Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

- Tính đàn hồi là tính bị biến dạng của vật khi chịu lực tác dụng bên ngoài nhưng trở lại hình dạng ban đầu khi lực thôi tác dụng.

2. Cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên:

- Lấy từ mủ cây cao su (có thành phần chính là polyisoprene) tên khoa học là Hevea brasiliensis được dùng trong ngành công nghiệp cao su.

- Các mắt xích isoprene đều có cấu hình cis.

- Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, ethanol,... nhưng tan trong xăng và benzene.

- Cao su thiên nhiên có khả năng phản ứng cộng với H2, Cl2, HCl,... Đặc biệt, cao su thiên nhiên có phản ứng với lưu huỳnh tạo cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hoá.

 

3. Cao su tổng hợp

Loại cao su

Phản ứng điều chế - Tính chất - Ứng dụng

Cao su buna = trùng hợp buta-1,3-diene

Có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên

Cao su isoprene (polyisoprene) = trùng hợp isoprene.

Có tính đàn hồi tốt, độ bền cao, khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt, sản xuất lốp xe, đệm giảm xóc, giày dép, dụng cụ thể thao, thiết bị y tế.

 

Cao su buna-S = đồng trùng hợp buta-1,3-diene và styrene

Có tính đàn hồi cao, dùng để sản xuất lốp xe, đệm lót, đế giày, vật liệu chống thấm,...

Cao su buna-N = đồng trùng hợp buta-1,3-diene và vinyl cyanide (hay acrylonitrile)

Có tính chống dầu tốt, được dùng để sản xuất găng tay cao su y tế, đai truyền động, ống, gioăng cao su sử dụng trong môi trường hoá chất.

Cao su chloroprene

= Trùng hợp chloroprene

Có tính đàn hồi cao, bền với dầu mỡ; được dùng để bọc các ống thuỷ lực công nghiệp, ống nhún và đệm làm kín, làm đai truyền năng lượng.