Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 50 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Lựa chọn một trong các nội dung về ánh sáng, âm thanh hoặc nhiệt. Chuẩn bị thông tin (có thể dựa vào sơ đồ gợi ý dưới đây) và chia sẻ với các bạn.
CH1
Lựa chọn một trong các nội dung về ánh sáng, âm thanh hoặc nhiệt. Chuẩn bị thông tin (có thể dựa vào sơ đồ gợi ý dưới đây) và chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
Học sinh chọn chủ đề và dùng sơ đồ gợi ý để chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
Lựa chọn nội dung: Nhiệt.
1. Nhiệt độ: được hiểu là thang đo độ "nóng" và "lạnh" của vật nào đó.
2. Đo nhiệt độ: bật nguồn và đo. Tùy vào từng dụng cụ mà cách đo sẽ khác nhau.
3. Sự truyền nhiệt: nhiệt có thể được truyền qua lại giữa các vật. Nhiệt truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
4. Có vật dẫn nhiệt tốt (thường được làm tù kim loại) và có vật dẫn nhiệt kém (thường được làm bằng cao su hoặc nhựa).
CH2
Hãy tìm hiểu tên và cách sử dụng các thiết bị, đồ dùng có vai trò sau và chia sẻ với các bạn kết quả tìm được.
-
Tạo ra ánh sáng vào ban đêm.
-
Ngăn ánh sáng vào phòng.
-
Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng.
-
Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn.
-
Phát ra những âm thanh ưa thích.
-
Phát ra âm thanh để báo hiệu.
Phương pháp giải:
Tìm các dụng cụ trong nhà, phân tích vai trò của đồ dùng đó và chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
-
Tạo ra ánh sáng vào ban đêm: Đèn pin, đèn bàn, bóng đèn điện.
-
Ngăn ánh sáng vào phòng: Rèm cửa, tấm kính mờ.
-
Làm không khí trong phòng ấm hơn khi trời lạnh hoặc mát hơn khi trời nóng: Điều hòa.
-
Làm nóng hoặc làm nguội thức ăn: Lò vi sóng làm nóng thức ăn, tủ lạnh làm nguội thức ăn.
-
Phát ra những âm thanh ưa thích: Đàn, sáo
-
Phát ra âm thanh để báo hiệu: Đèn báo cháy
CH3
Hãy tự đánh giá việc bảo vệ sức khoẻ của em để tránh tác hại liên quan đến ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ
Phương pháp giải:
Học sinh tự đánh giá việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Em đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ sức khoẻ của em để tránh tác hại liên quan đến ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ:
- Dùng đồ bảo hộ cho mắt khi có ánh sáng mạnh.
- Đóng kín cửa để ngăn cản tiếng ồn khi ở nhà.
- Làm mát cơ thể bằng quạt, điều hòa khi tròi nóng. Mặc áo bông hoặc lông khi trời lạnh.
- Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 11. Sự truyền nhiệt trang 44, 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 10. Âm thanh cuộc sống trang 40, 41, 42, 43 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 9. Sự lan truyền âm thanh trang 37, 38, 39 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 8. Ánh sáng trong đời sống trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều