a. Người nghe thuyết trình cần nắm được thông tin của bài thuyết trình, từ đó, nêu lên và khẳng định những ưu điểm cũng như những hạn chế của bài thuyết trình cả về nội dung và cách thức trình bày. Vì thế, khi nghe, cần chú ý:
- Hiểu được nội dung chính của bài thuyết trình.
- Nhận biết được quan điểm và thái độ của người thuyết trình về vấn đề được trình bày. Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.
- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có)
b. Để nghe và nêu được các nhận xét, đánh giá, cần chú ý:
- Tập trung lắng nghe không chỉ lời nói mà cả cách thức thuyết trình, thái độ, tình cảm và việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của người nói trong lúc thuyết trình.
- Ghi chép lại các nhận xét, đánh giá về nội dung (đề tài, luận đề, luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng được người nói nêu lên) và cách thức thuyết trình (cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ, ... ).
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.
- Ghi lại các câu hỏi về những điểm chưa rõ, chưa hiểu và nội dung mà em có ý kiến khác với người thuyết trình.
a) Chuẩn bị
- Xem lại cách thức và yêu cầu khi nghe một bài thuyết trình.
- Xem lại nội dung dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.
b) Tìm ý và lập dàn ý
Tham khảo dàn ý đã nêu ở phần thực hành viết; bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với yêu cầu nói và nghe.
c) Nói và nghe
- Người nói: trình bày bài thuyết trình theo dàn ý mình đã chuẩn bị.
- Người nghe: nghe bài thuyết trình theo các yêu cầu đã nêu.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 42); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.