Trình bày về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học - Văn 12

1. Yêu cầu khi trình bày về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học

- Giới thiệu ngắn gọn những thông tin chính về vấn đề được chọn: tác phẩm, tác giả; nội dung đặt ra liên quan đến chủ đề bài nói.

- Lựa chọn được một hoặc một vài phương diện nổi bật của sự vay mượn trong tác phẩm (như cốt truyện, nhân vật, tình tiết,...) để phân tích, qua đó, nêu những phát hiện về sự vay mượn - cải biến - sáng tạo của tác giả so với “nguyên mẫu".

- Đánh giá chung về ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong bài nói.

2. Hướng dẫn trình bày về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học

A. CHUẨN BỊ NÓI

Lựa chọn đề tài

Đề tài của bài trình bày có thể là đề tài mà bạn đã thực hiện ở phần Viết. Nên lựa chọn đề tài phù hợp với điều kiện đọc và tra cứu tài liệu tham khảo của bạn.

Tìm ý và sắp xếp ý

Một số câu hỏi tìm ý:

- Nội dung chính của bài nói là gì? Tác giả, tác phẩm nào sẽ được tập trung phân tích?

- Tác phẩm được chọn chịu ảnh hưởng từ tác phẩm nào có trước? Căn cứ xác định có quan hệ vay mượn - cải biến ở đây là gì?

- Đâu là phương diện cho thấy rõ nhất sự tiếp nhận ảnh hưởng từ “nguyên mẫu"? Bài nói sẽ nhấn mạnh điểm gì khi để cập vấn đề này?

- Các biểu hiện chính của việc vay mượn là gì? Nên đánh giá thế nào về mức độ, tính chất của mối quan hệ vay mượn - cải biến ở trường hợp này?

- Tác giả có những sáng tạo nổi bật gì khi tiếp nhận ảnh hưởng và vay mượn chất liệu cho sáng tác của mình?

- Việc vay mượn - cải biến - sáng tạo của tác giả nói lên được điều gì về bối cảnh văn học lúc tác phẩm ra đời?

Nếu bài nói được xây dựng dựa trên bài viết đã thực hiện, cần lựa chọn từ bài viết những ý (luận điểm) quan trọng nhất, thể hiện được những tìm tòi, khám phá riêng của mình; đồng thời sắp xếp các ý đã chọn theo một trình tự logic, phù hợp với tính chất của bài nói.

B. THỰC HÀNH NÓI

Mở đầu: Giới thiệu vấn đề trình bày, đối tượng và phạm vi nội dung sẽ được đề cập.

Triển khai: Lần lượt trình bày các luận điểm chính, phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và nội dung của các slide trình chiếu (nếu có).

Kết luận: Tóm lược vấn đề đã trình bày; nêu nhận định, đánh giá khái quát về sự vay mượn - cải biến - sáng tạo của tác giả; ý nghĩa, giá trị thực tế của việc vay mượn - cải biển - sáng tạo được thể hiện trong tác phẩm.

C. TRAO ĐỔI, ĐÁNH GÍA

Người nghe

Người nói

- Đánh giá về tính hệ thống, hợp lí của vấn đề mà bài trình bày đề cập; sự hấp dẫn của vấn để vay mượn - cải biến - sáng tạo được bài trình bày lựa chọn.

- Trao đổi về nội dung, mức độ thuyết phục của bài trình bày, những điểm cần làm rõ, những điểm cần rút kinh nghiệm, ...

- Nhận xét về sự chuẩn bị, cách trình bày của người nói.

- Trao đổi về các góp ý, đề nghị, ... của người nghe theo đúng trọng tâm. Có thể xem đây là cơ hội để giải thích thêm các ý tưởng mà bài trình bày của mình chưa thể hiện hết.

- Có thể đặt ra các câu hỏi với người đối thoại, nhằm mục đích hướng tới nhận thức hợp lí nhất về những vấn đề, phương diện cùng quan tâm.

- Với những vấn để, phương diện còn có cách hiểu, cách lí giải khác nhau, cần ghi nhớ để xin ý kiến gợi ý, giải đáp từ chuyên gia.