Lý thuyết về khí áp và gió>
Bài 9 Khí áp và gió
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
BÀI 9. KHÍ ÁP VÀ GIÓ
I. KHÍ ÁP
1. Sự hình thành các đai khí áp
- Trên bề mặt Trái Đất, luôn tồn tại các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng với nhau qua áp thấp xích đạo, tạo thành các khu vực riêng biệt từ xích đạo về hai cực.
- Nguyên nhân: do nhiệt lực và động lực.
+ Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, áp suất không khí giảm, hình thành đai áp thấp.Vùng cực bắc và cực nam luôn có nhiệt độ rất thấp, áp suất không khí cao, hình thành nên các đai áp cao.
+ Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Khí áp thay đổi theo độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén không khí càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén không khí nhỏ nên hình thành nên áp thấp và ngược lại, khí áp tăng khi nhiệt độ giảm do không khí co lại, hình thành nên áp cao.
- Khí áp thay đổi theo thành phần không khí: Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều sẽ làm khí áp giảm và ngược lại
II. GIÓ
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.
1. Các gió chính trên Trái Đất
a. Gió Đông cực
- Gió Đông cực là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
- Hướng gió: Do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít, gió này thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.
- Tính chất: lạnh, khô, gây ra những đợt sóng lạnh ở vùng ôn đới vào mùa đông.
b. Gió Tây ôn đới
- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
- Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.
- Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
c. Gió Mậu dịch (Tín phong)
- Thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
- Tính chất: khô.
d. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Hướng gió thổi ở hai mùa trong năm ngược chiều nhau.
- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Phân bố: phổ biến ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.
- Tính chất: gió mùa mùa hạ nóng ẩm, gây mưa lớn; gió mùa mùa đông thường lạnh khô.
2. Các loại gió địa phương
a. Gió biển và gió đất
- Gió biển, gió đất hoạt động ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.
- Nguyên nhân: do sự hấp thụ và phản xạ nhiệt độ khác nhau của đất liền và đại dương, từ đó hình thành các vùng khí áp thay đổi theo ngày - đêm.
b. Gió phơn
- Gió phơn là hiện tượng gió nóng khô, thổi từ trên núi xuống.
- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao, bị chặn lại ở sườn núi đón gió. Khi chuyển động lên cao, nhiệt độ giảm, hơi nước ngưng tụ, gây mưa. Khi gió vượt qua dãy núi, hơi nước giảm nhiều, khi không khí chuyển động xuống dưới, nhiệt độ tăng dần, khiến gió trở nên khô và nóng.
- Thời gian hoạt động từ vài giờ đến vài ngày.
c. Gió thung lũng, gió núi
- Ở vùng đồi núi, ban ngày, gió thổi từ thung lũng, theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.
- Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.
- Tính chất: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát hơn.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục