Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu SGK Toán 8 - Cánh diều>
Thu thập dữ liệu bằng cách nào?
1. Thu thập dữ liệu
Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng,…
2. Phân loại và tổ chức dữ liệu
- Dữ liệu định lượng là những dữ liệu thống kê là số (số liệu) được biểu diễn bằng số thực.
- Dữ liệu định tính là những dữ liệu thống kê không phải là số đươc biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,…
Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu.
Để thuận lợi trong tổ chức dữ liệu thu thập được, ta có thể phân nhóm mỗi loại dữ liệu trên thành các nhóm theo những tiêu chí cho trước.
Nhận xét: Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.
3. Tính hợp lí của dữ liệu
Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:
- Đúng định dạng;
- Nằm trong pham vi dự kiến;
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
=> Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.
- Giải mục 1 trang 3, 4 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải mục 2 trang 4, 5 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải mục 3 trang 5, 6, 7 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 1 trang 7 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 2 trang 7 SGK Toán 8 – Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục