Lý thuyết nghề phát triển phần mềm - Tin học 10


Lý thuyết nghề phát triển phần mềm

BÀI 34: NGHỀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

1. Phát triển phần mềm là gì?

- Phát triển phần mềm gồm các công việc và hoạt động sau: điều tra, khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử, chuyển giao, bảo trì và quản trị dự án.

+ Điều tra khảo sát: Tiếp xúc với khách vụ, xây dựng hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp hồ sơ yêu cầu của hệ thống.

+ Phân tích hệ thống: Dựa trên các tài liệu điều tra khảo sát, chuyên viên phân tích sẽ tạo ra tài liệu mô tả đầy đủ yêu cầu của phần mềm.

+ Thiết kế hệ thống: Dựa vào tài liệu phân tích, chuyên viên thiết kế sẽ đưa ra thiết kế tổng thể, thiết kế dữ liệu và thiết kế chức năng và có thể cả giao diện chi tiết.

+ Lập trình: Dựa vào tài liệu thiết kế, các lập trình viên sẽ tiến hành tạo cơ sở dữ liệu nếu cần và viết các đoạn mã thực hiện các chức năng

+ Kiểm thử: Phát hiện để loại bỏ các lỗi cũng như các bất hợp lí trong sử dụng chương trình nếu có, kiểm tra kết quả thực hiện theo chức năng đã thiết kế….. 

+ Chuyển giao. Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao.

+ Bảo trì: là công việc nhằm khắc phục triệt để các lỗi, nâng cấp cả về tính năng và giao diện của phần mềm

2. Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm

- Lập trình viên; kĩ sư phần mềm; người quản trị dự án là những người đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm.

- Có những kiến thức nhất định về toán học, cấu trúc dữ liệu và giải thuật nói riêng và về khoa học máy tính nói chung ở các mức độ khác nhau cùng khả năng vận dụng thuần thục các kiến thức ấy vào thực tế là những yêu cầu cần có đối với lập trình viên và kĩ sư phần mềm - người đảm nhận những vị trí quan trọng trong tổ chức phát triển phần mềm

- Quản trị dự án là công việc xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm. có vai trò cốt yếu cho sự thành công của dự án phần mềm. Việc có tầm nhìn, hiểu biết về quy trình làm phần mềm, hiểu biết xu hướng công nghệ, có khả năng tổ chức, lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực, tổ chức giám sát... là những yêu cầu không thể thiếu đối với người quản trị dự án phát triển phần mềm.

3. Công việc phát triển phần mềm

- Có thể theo học phát triển phần mềm tại nhiều nơi khác nhau các trung tâm, trường nghề, các công ty, các nhà trường…

- Các cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm rất đa dạng 

+ Lập trình ứng dụng: Viết chương trình với tác vụ cụ thể.

+ Phát triển giao diện người dùng: Xây dựng các giao diện thân thiện với người dùng. 

+ Phát triển ứng dụng trên web, các phần mềm hệ thống hoặc quản trị các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu...

Lập trình trí tuệ nhân tạo máy học: Các chương trình có thể bắt chước các hành động của con người, có khả năng học và cải thiện kết quả hành động.

Phát triển games: Xây dựng các phần mềm trò chơi trên máy tính.

Phát triển ứng dụng di động: Viết các ứng dụng cho điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.

- Nhu cầu nhân lực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao cùng với sự phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí