Lý thuyết Đồ thị quãng đường - thời gian - Khoa học tự nhiên 7>
Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian
BÀI 10. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
1. Lập bảng ghi quãng đường đi được và thời gian
Ví dụ:
2. Vẽ đồ thị
Dụa vào bảng đã lập được, vẽ đồ thị dựa vào số liệu đã có
- Bước 1: Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục tọa độ
+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.
+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp
- Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm biểu diễn lại với nhau.
Chú ý: Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động
II. Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian
Từ đồ thị, ta có thể:
+ Biết được tính chất chuyển động của vật
+ Tính được tốc độ của vật tại một thời điểm nào đó
+ Xác định được vị trí của vật ở những thời điểm xác định
Sơ đồ tư duy về "Đồ thị quãng đường - thời gian"


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 38. Thực hành: quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số loài sinh vật trang 156, 157 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật trang 145, 146, 147 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 32. Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 136, 137 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp tế bào ở thực vật trang 116, 117 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 131, 132, 133, 134 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức