Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn trang 141, 142, 143 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức>
Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây? Quan sát Hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 141
Mở đầu Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây? |
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh dưới đây:
Lời giải chi tiết:
-Người ta thường làm giàn cho mướp, bầu, bí, thiên lí… vì các loại cây này thuộc loại cây thân leo và có tua cuốn. Chúng cần có giá thể để tiếp xúc, sau đó quấn quanh giá thể để leo lên cao. Vậy nên khi trồng các loại cây đó, người ta thường làm giàn để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Câu hỏi tr 142
Câu hỏi
Câu 1: Quan sát Hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1. |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 34.2 để điền nội dung thích hợp vào bảng 34.1.
Con người đã lợi dụng tập tính của các loài động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, chuột… để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.
Lời giải chi tiết:
Câu 2: Lấy thêm ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt. |
Phương pháp giải:
-Người ta đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng… ở các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn… phù hợp với mỗi loài nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
-Con người đã lợi dụng tập tính của các loài động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, chuột… để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.
Lời giải chi tiết:
-Làm giàn leo cho cây bầu, bí để quả được to và thẳng hơn (hướng tiếp xúc)
-Trồng hoa hồng ở nơi đất cao và đảm bảo cây sẽ hứng nhiều ánh nắng mặt trời nhất, tạo điều kiện cho việc đâm chồi và ra hoa (hướng sáng).
-Không tưới cây vào thời điểm giữa trưa nắng gắt, tránh sự thoát hơi nước làm cháy lá hay cây bị mất nước rồi héo (độ đóng mở khí khổng - ứng động không sinh trưởng của lỗ khí khổng).
-Người ta thường tưới nước ấm ấm vào gốc cây đào để kích đào nở hoa nếu thời tiết rét buốt (Nhiệt ứng động).
-Người trồng cây cảnh (cây bon sai) tạo nhiều kiểu dáng khác nhau bằng cách uốn theo khuôn sẵn để có tạo hình phong phú và hợp phong thủy, thu hút nhiều khách hàng (hướng tiếp xúc)
-Người nông dân thường hay nhốt mèo ở ngoài đồng ruộng nhiều chuột căn phá cây trồng để đuổi chuột. Hoặc đặt bẫy chuột rải rác quanh cánh đồng. (Tập tính kiếm ăn của mèo, của chuột).
-Để xua đuổi chim trên cánh đồng lúa, người nông dân thường cắm cây sào và buộc túi bóng ở trên đầu. (Tập tính quen nhờn).
Câu hỏi tr 143
Câu hỏi Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết. |
Phương pháp giải:
Con người đã huấn luyện cho các vật nuôi trong nhà hình thành được những tập tính tốt như: ăn, ngủ đúng giờ; đi vệ sinh đúng chỗ; nghe hiệu lệnh (tiếng kẻng, tiếng gọi, tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay…) để thuận lợi cho việc chăm sóc chúng. Con người cũng ứng dụng tập tính để huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi như huấn luyện chó chăn cừu.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 144
Câu hỏi
Câu 1: Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập? |
Phương pháp giải:
Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những quá trình học được, được hình thành do lặp đi lặp lại thành thói quen nhiều lần trong quá trình sống.
Trong học tập, muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu, cần thường xuyên ôn lại bài và làm bài tập nhiều lần.
Lời giải chi tiết:
Tập tính của con người phần lớn là tập tính học được. Các tập tính đó được ứng dụng trong học tập phải kể như:
+Khi chúng ta muốn học 1 bài thơ, hiểu kì về một dạng bài tập nào đó, chúng ta cần đọc hiểu bài thơ nhiều lần và làm tập tập cùng dạng đó để ghi nhớ kĩ hơn.
+Hay một bạn nhỏ bước là lớp một muốn viết chữ đẹp cần phải có sự luyện tập: viết từng nét, viết từng dấu, viết từng chữ cái và sau đó viết từ, viết thành câu. Quá trình đó được lặp đi lặp lại nhiều lần để đạt được kết quả mong muốn.
Câu 2: Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì? |
Phương pháp giải:
Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những quá trình học được, được hình thành do lặp đi lặp lại thành thói quen nhiều lần trong quá trình sống. Tương tự, muốn hình thành những thói quen tốt như đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật giao thông… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và duy trì sau đó.
Lời giải chi tiết:
Muốn tạo thói quen tập thể dục buổi sáng em cần: hẹn báo thức để thức dậy đúng giờ (nên sắp xếp thời gian học tập buổi tối để đi ngủ đúng giờ tránh tình trạng sáng hôm sau ngủ quên hoặc người uể oải vì thiếu ngủ, hỗ trợ cho việc dậy đúng giờ) vào buổi sáng để tập thể dục. Các thói quen này cần lặp đi lặp lại hằng ngày để đạt hiệu quả cao.
Câu 3: Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậ muộn. |
Phương pháp giải:
Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những quá trình học được, được hình thành do lặp đi lặp lại thành thói quen nhiều lần trong quá trình sống. Tương tự, muốn hình thành những thói quen tốt như đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật giao thông… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và duy trì sau đó. Muốn loại bỏ một thói quen xấu như thức khuya, ngủ dậy muộn… cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc và thói quen tốt.
Lời giải chi tiết:
Cần thực hiện thường xuyên và có kế hoạch các chuỗi hoạt động sau để bỏ thói quen ngủ dậy muộn: Có quyết tâm dậy sớm – Sắp xếp thời gian học buổi tối hợp lí – Ngủ đúng giờ - Dậy tập thể dục buổi sáng.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết một số yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết một số yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống