Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 131, 132, 133, 134 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức>
Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó? Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 131
Mở đầu Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó? |
Hướng dẫn giải:
Trong bánh mì có chứa tinh bột (vỏ bánh mì), protein (thịt), vitamin, chất khoáng (các loại rau, củ có trong bánh mì),... sẽ được hệ tiêu hóa biến đổi thành những chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lời giải chi tiết:
Các chất dinh dưỡng trong bánh mì sẽ được biến đổi thành các chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thu được.
Câu hỏi tr 132
Câu hỏi Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 31.1 và mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn.
Lời giải chi tiết:
Thức ăn đi vào trong cơ thể người bằng miệng. Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hoá, nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuỵ) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan. Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn dưới dạng phân.
Câu hỏi tr 133
Hoạt động Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách nào? Câu 2: Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào? Câu 3: Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tình lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể. |
Hướng dẫn giải:
Đọc các thông tin, quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Chúng ta bổ sung nước cho cơ thể qua:
- Uống nước trực tiếp.
- Ăn các loại thực phẩm nhiều nước như dưa hấu, dừa,rau xanh,....
Câu 2: Nước đào thải ra khỏi cơ thể qua sự tiết mồ hôi và qua quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu.
Câu 3: Em có thể tính lượng nước cần uống của bản thân bằng cách lấy khối lượng của bản thân x 40ml/kg.
Câu hỏi Đọc thông tin ở mục III kết hợp với quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người. |
Hướng dẫn giải:
Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) và vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn).
Lời giải chi tiết:
Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
Câu hỏi tr 134
Hoạt động Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng? Câu 2: Xây dựng thực đơn cho một bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng. |
Hướng dẫn giải:
Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng giúp cung cấp đầy đủ các chất, năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì trong mỗi loại thức ăn có những chất dinh dưỡng khác nhau, do đó phối hợp thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp dầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người.
Câu 2: Em có thể xây dựng bữa ăn gồm đầy đủ các chất: protein (thịt, trứng, cá, sữa,...); tinh bột (cơm, bánh mì, các loại hạt ngũ cốc khác,...); lipit (mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ,..); vitamin và chất xơ (rau, củ, quả).
Hoạt động Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1 |
Hướng dẫn giải:
Đọc thông tin trong SGK kết hợp thảo luận nhóm để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Bài 32. Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 136, 137 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 127, 128, 129, 130 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 29. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật trang 122, 123, 124, 125, 126 Khoa hoc tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 118, 119, 120, 121 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp tế bào ở thực vật trang 116, 117 Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết một số yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết một số yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống