Lý thuyết Amino acid và peptide - Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
Khái niệm: Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxylic (-COOH) và nhóm amino (- NH2)
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
A. Amino acid
1. Khái niệm, cấu trúc và tên gọi
Khái niệm: Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxylic (-COOH) và nhóm amino (- NH2)
- Đặc điểm cấu tạo và tên gọi của amino acid
Amino acid thường được gọi bằng tên thông thường như glycine, alanine, valine,…
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh, chúng không màu.
- Amino acid thường tan nhiều trong nước
- Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao.
3. Tính chất điện di
- Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc PH của môi trường (tính chất điện di).
Ví dụ:
4. Tính chất hóa học
1. Tính chất riêng của các nhóm chức
Amino acid có tính lưỡng tính và có phản ứng tạo thành ester khi có xúc tác acid mạnh.
+ Tác dụng với acid mạnh:
Ví dụ: H2N – CH2 – COOH + HCl \( \to \) ClH3N – CH2 – COOH
+ Tác dụng với base mạnh:
Ví dụ: H2N – CH2 – COOH + NaOH \( \to \) H2N – CH2 – COONa + H2O
+ Phản ứng tạo ester hóa
Ví dụ:
2. Tính chất chung của 2 nhóm chức
Các \(\varepsilon \)- amino acid, \(\omega \)-amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polymer.
B. PEPTIDE
1. Khái niệm và cấu tạo
- Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị \(\alpha \)- amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide ( - CO – NH – )
- Peptide được tạo thành từ 2,3,4,… đơn vị \(\alpha \)-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,… Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị \(\alpha \)-amino acid được gọi là polypeptide.
2. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng peptide với dung dịch acid hoặc kiềm sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. Tùy thuộc vào pH của phản ứng sẽ cho sản phẩm cuối cùng là các phân tử \(\alpha \)- amino acid ở các dạng khác nhau (phân tử trung hòa, cation, anion).
2. Phản ứng màu biuret
Trừ dipeptide, các peptide còn lại có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng. Phản ứng này còn được gọi là phản ứng màu biuret.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo