Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
1. Hợp kim
- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. - Hợp kim có nhiều tính chất cơ học, tính chất vật lí vượt trội so với kim loại, ngày càng được sử dụng phổ biến trong các ngành kinh tế quốc dân
Tính chất của hợp kim
- Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất hóa học của các đơn chất thành phần, tuy nhiên tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác so với tính chất của các đơn chất thành phần.
Thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm
- Gang là hợp kim của Fe và C, trong đo C chiếm khoảng 2 – 5% về khối lượng. Trong gang có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, S, Mn, P,…
- Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng. Trong thép còn có thể có một nguyên tố khác như: Si. Mn, Cr, Ni,…
- Hợp kim của nhôm quan trọng là dural với thành phần chính là Al, Cu và một số nguyên tố khác như Mg, Mn, Fe,… Hợp kim này có nhiều ưu điểm như bền, nhẹ trong không khí và nước nên được sử dụng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa,…
2. Ăn mòn kim loại
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
a) Ăn mòn hóa học
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường
b) Ăn mòn điện hóa
Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hóa
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa
1. Có hai kim loại khác nhau hoặc kim loại với phi kim,…
2. Tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp qua dây dẫn điện
3. Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li
Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hóa
3. Chống ăn mòn kim loại
a) Phương pháp phủ bề mặt
Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác
b) Phương pháp điện hóa
Trong phương pháp điện hóa, để bảo vệ kim loại, người ta nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo