Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo


Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố từ Sc đến Cu.

1. Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố từ Sc đến Cu.

- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có dạng \[{\rm{[}}Ar{\rm{]}}3{{\rm{d}}^{1 \div 10}}4{{\rm{s}}^{1 \div 2}}\].

2. Một số tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng cao hơn kim loại nhóm IA và nhóm IIA trong cùng chu kì.

- Hầu hết kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

+ Đồng có độ dẫn điện lớn nên được dùng trong sản xuất các thiết bị như: biến thế, cầu dao điện, dây dẫn điện.

+ Chromium có độ cứng cao được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn, chế tạo hợp kim đặc biệt,….

3. Trạng thái oxi hóa và màu sắc ion của nguyên tố chuyển tiếp

- Với cấu hình \[{\rm{[}}Ar{\rm{]}}3{{\rm{d}}^{1 \div 10}}4{{\rm{s}}^{1 \div 2}}\], các nguyên tố chuyển tiếp thường có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hóa.

Ví dụ: trạng thái oxi hóa thường gặp của sắt là +2, +3; của Cr là +3, +6,…

- Đa số kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau.

- Trong dung dịch, ion của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có màu.

 SƠ ĐỒ TƯ DUY


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD