Từ điển môn Tiếng Việt lớp 5 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 5 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc - Từ điển môn ..

Hướng dẫn viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - Tiếng Việt 5

1. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ là gì?

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ là đoạn văn ngắn nói về những cái hay, cái đẹp của bài thơ từ đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

2. Cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

- Xác định yêu cầu đề bài.

- Xác định nội dung từng phần của đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.

+ Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,...) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

+ Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

- Tìm ý

- Viết đoạn văn.

Ví dụ: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm  xúc về một bài thơ

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Dừa ơi” của nhà thơ Lê Anh Xuân.

- Ấn tượng về bài thơ: Để lại trong em những cảm xúc sâu sắc về tinh thần chiến đấu, ý chí tự cường của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ:

·        Hình ảnh cây dừa được lập lại nhiều lần.

·        Cây dừa kiên cường, anh dũng, đó là phẩm cách của người dân nơi đây.

=> Tác giả thể hiện tình cảm với quê hương đất nước thông qua hình ảnh biểu tượng cây dừa.

+ Ngôn ngữ thơ: Trữ tình, nhẹ nhàng đi sâu vào tâm khảm của người đọc.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ:

+ Là một bài thơ hay, chạm đến trái tim người đọc.

+ Được hoà mình vào thế giới cảm xúc của ông, tự hào về thế hệ đi trước quá đỗi anh hùng.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em:

+ Mang đến cho em những phút giây lắng đọng về một thời xa xưa.

+ Nhắc nhở chúng ta hãy luôn biết ơn những người đã cho chúng ta cuộc sống hoà bình như hôm nay.

3. Lưu ý

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ:

- Bố cục đoạn văn: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có 3 phần:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.

+ Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,...) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

+ Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

- Những điều yêu thích ở bài thơ: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,...) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

- Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ:

+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc

+ Sử dụng câu cảm

+…