Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa,…và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản,…Các dung dịch hoá chất được pha sẵn cần có nhãn ghi nồng độ của chất tan.
- Hoá chất rắn: một số kim loại như zinc (Zn), copper (Cu),…; một số phi kim như sulfur (S), carbon (C),…; một số muối như calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (NaCl),…
- Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl), nước oxi già (H2O2), dung dịch barium chloride (BaCl2), dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4),…
- Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl), sulfuric acid (H2SO4),…
- Hoá chất dễ cháy, nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2),…
Lưu ý: chỉ sử dụng các hoá chất trong phòng thí nghiệm có nhãn mác ghi đầy đủ: tên hoá chất, công thức hoá học,…
- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ.
- Trước khi sử dụng cần đọc cẩn thận nhãn hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.
- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọi phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng hoá chất sau khi sử dụng. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thừng dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để hướng dẫn xử lí.
- Các hoá chất dùng xong còn thứa, phải đỏ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.
Các bài khác cùng chuyên mục