Từ điển môn Văn lớp 8 Từ Hán Việt - Từ điển môn Văn 8

Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt - Văn 8

1. Từ Hán Việt là gì?

- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.

- Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Trong từ vụng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70%, 30% còn lại là từ thuần Việt.

2. Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt

Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau.

Ví dụ:

- Giới, với nghĩa là “cõi, nơi tiếp giáp” trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.

- Giới, với nghĩa “răn, kiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.

- Giới, với nghĩa “ở giữa, làm trung gian” trong các từ như: giới thiệu, môi giới.

- Giới, với nghĩa “đồ kim khí, vũ khí” trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá, binh giới, khí giới, quân giới.

- Giới, với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới.