Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,… Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đật một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.
Ví dụ: Các câu hỏi sau là những câu biểu cảm:
“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Thâm Tâm)
Câu hỏi sau được sử dụng để nhấn mạng tình cảm yêu thương và sự gắn bó của em bé với người mẹ: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
Câu hỏi tu từ thường có những đặc điểm thường thấy như sau:
- Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
- Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
- Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe
- Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó
- Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt
- Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu
Ví dụ:
“- Cậu có đi xem phim với tớ không?
- Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?”
=> Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được) => Câu thứ hai là câu hỏi tu từ
Ví dụ 1: “Tớ không đi xem phim được, cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?” => cho thấy người nói đang đưa ra lí do để từ chối đi xem phim
Ví dụ 2: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” (Ta-go, Mây và sóng) => khẳng định tình cảm gắn bó, không thể tách rời của con với mẹ