Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà>
Giải Tự nhiên và Xã hội 2 SGK bài 14 trang 30, 31 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà với bài soạn ngắn gọn nhất
Hoạt động 1
Chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình (đặc biệt là em bé).
Lời giải chi tiết:
Những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình (đặc biệt là em bé):
- Hình 1: Bắp ngô đã bị ruồi bâu không hợp vệ sinh.
- Hình 2: Em bé nhầm thuốc là kẹo để lấy ăn.
- Hình 3: Nhầm nước mắm với dầu hỏa và thuốc trừ sâu.
Hoạt động 2
Chỉ và nói mọi người đang làm gì. Nêu tác dụng của việc làm đó.
Lời giải chi tiết:
- Hình 4: Cậu bé vứt ngô đã bị ruồi đậu vào thùng rác. Việc làm này giúp cậu bé không bị ngộ độc thực phẩm.
- Hình 5: Mẹ đã cất thuốc lên tủ cao, xếp cùng loại với thuốc khác, giúp em bé tránh bị ngộ độc khi nhầm thuốc là kẹo.
- Hình 6: Chú đã cất riêng dầu hỏa, sơn, thuốc trừ sâu sang một tủ và nước mắm, dầu ăn sang tủ riêng. Việc làm đó giúp phòng tránh ngộ độc khi nấu ăn lấy nhầm sang dầu hỏa hay thuốc trừ sâu.
Hoạt động 3
Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà?
Lời giải chi tiết:
- Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần:
+ Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
+ Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác.
+ Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu.
+ Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, gián, chuột,... đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã nấu chín.
+ Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột,.. cần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
Hoạt động 4
Bạn sẽ làm gì nếu bạn (hoặc người khác) bị ngộ độc?
Lời giải chi tiết:
Khi bị ngộ độc, cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì.
Lí thuyết
- Một số thức có thể gaay ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tây, thức ăn ôi thiu hay thức ăn có ruồi đậu vào. Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lí do sau: + Uống nhầm dầu hỏa, thuốc trừ sâu,... do chai không có nhãn hoặc để lẫn với những thứ ăn uống hàng ngày. + Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào. + Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt. - Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần: + Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình. + Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác. + Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu. + Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, gián, chuột,... đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã nấu chín. + Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột,.. cần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn. - Khi bị ngộ độc, cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì. |
Loigiaihay.com
- Bài 15: Trường học
- Bài 16: Các thành viên trong nhà trường
- Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
- Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp
- Bài 19: Đường giao thông
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cánh diều) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cánh diều) – Tiếng Việt 1
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Vì sự bình đẳng dân chủ trong giáo dục) – Tiếng Việt 1