Mục 3. Truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường trang 39, 40 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức>
Xác định những vấn đề học đường học sinh có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng.
HĐ 1 CH 1
Xác định những vấn đề học đường học sinh có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Học sinh giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong nhà trường và nơi công cộng.
- Cha mẹ học sinh với vấn đề tạo áp lực học tập.
- Cha mẹ học sinh với việc phòng chống bắt nạt học đường.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề phòng chống bắt nạn học đường.
- Vấn đề văn hoá giao thông trong nhà trường.
- Vấn đề định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Vấn đề tạo áp lực học tập từ cha mẹ học sinh.
- Vấn đề chọn trường THPT phù hợp với năng lực của mình.
HĐ 1 CH 2
Chia sẻ một hoạt động truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường mà em đã từng tham gia.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Tên của hoạt động truyền thông.
- Mục đích, nội dung và kết quả truyền thông.
- Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động truyền thông.
- Sự tham gia của em vào hoạt động truyền thông.
Lời giải chi tiết:
- Tên của hoạt động truyền thông: Văn hoá gia thông trong nhà trường.
- Mục đích, nội dung và kết quả truyền thông: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện văn hoá giao thông.
- Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động truyền thông:
Thuận lợi:
+ Được sự ủng hộ và tham gia của đa số các bạn học sinh trong trường.
+ Được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo.
+ Truyền đạt được những thông tin bổ ích đến mọi người.
+ Một số bạn học sinh cá biệt vẫn chưa thực hiện tốt Luật Giao thông: chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, xe máy điện; còn đi hàng hai và hàng ba trên đường;….
+ Chưa thực sự triệt để trong công tác quản lí.
- Sự tham gia của em vào hoạt động truyền thông: Là người đi kêu gọi và tuyên truyền đến cho mọi người
HĐ 2 CH 1
Lựa chọn một vấn đề học đường và lập kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý trong SGK
Lời giải chi tiết:
Kế hoạch truyền thông
NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI – NHỮNG HỆ LỤY KHÔN LƯỜNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Địa điểm thực hiện: Sân trường
Đối tượng truyền thông: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề nghiện mạng xã hội của học sinh hiện nay.
Nội dung truyền thông:
+ Thực trạng nghiện mạng xã hội của học sinh hiện nay.
+ Những tác hại của việc nghiện mạng xã hội đối với học sinh.
+ Những biện pháp cộng đồng, gia đình có thể thực hiện để hỗ trợ học sinh nhận thức đúng và sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh.
Hình thức truyền thông: Thuyết trình kết hợp với tiểu phẩm.
Chương trình truyền thông:
+ Chào hỏi và giới thiệu.
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu về hoạt động.
+ Thuyết trình và xem tiểu phẩm về vấn đề sử dụng mạng xã hội hiện nay.
+ Trao đổi và đưa ra thông điệp của buổi truyền thông.
HĐ 3 CH 1
Thực hiện truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường theo kế hoạch đã xây dựng.
Phương pháp giải:
Học sinh thực hiện truyền thông theo kế hoạch
Lời giải chi tiết:
Em thực hiện truyền thông trong cộng đồng về vấn đề Nghiệm mạng xã hội – những hệ luỵ khôn lường theo kế hoạch đã xây dựng.
HĐ 3 CH 2
Báo cáo kết quả và bài học rút ra sau buổi truyền thông.
Phương pháp giải:
Học sinh tự rút ra bài học.
Lời giải chi tiết:
Sau khi tổ chức buổi truyền thông, các nhóm tiến hành báo cáo kết quả và bài học rút ra sau buổi truyền thông.
HĐ 3 CH 3
Đánh giá chủ đề 6
Phương pháp giải:
Học sinh tự đánh giá
Lời giải chi tiết:
Việc làm |
Mức độ |
Xác định được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. |
Đạt |
Tham gia được ít nhất 1 hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. |
Đạt |
Xây dựng được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường |
Đạt |
Thực hiện được ít nhất 1 buổi truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường |
Đạt |
Xây dựng được kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội |
Đạt |
Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội |
Đạ |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Mục 2. Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp trang 55, 56, 57 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương trang 54, 55 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Nghề em quan tâm trang 49, 50, 51 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường trang 44, 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Việt Nam – tổ quốc tôi trang 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp trang 55, 56, 57 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương trang 54, 55 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Nghề em quan tâm trang 49, 50, 51 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường trang 44, 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Việt Nam – tổ quốc tôi trang 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức