Bài. Giữ gìn nhân văn trong thế giới ảo trang 31, 32, 33 SGK Tin học 12 Cánh diều>
Theo em, tính nhân văn trong thế giới ảo có khác với tính nhân văn trong thế giới thực hay không?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
CH tr 31
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 31 SGK Tin học 12 Cánh diều
Theo em, tính nhân văn trong thế giới ảo có khác với tính nhân văn trong thế giới thực hay không?
Phương pháp giải:
Dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời trên cơ sở hợp tình hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Tính nhân văn trong thế giới ảo không khác với tính nhân văn trong thế giới thực. Vì tính nhân văn trong thực tế như nào thì thể hiện trong thế giới ảo như vậy.
CH tr 32
Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 32 SGK Tin học 12 Cánh diều
Giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao tiếp qua không gian mạng có mặt trái hay không? Việc dạy và học hoàn toàn qua mạng mà không cần đến lớp học trực tiếp có nhược điểm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời.
Tuy giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều mặt trái liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao tiếp qua không gian mạng vẫn có mặt trái:
- Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn, âm điệu của tiếng nói. Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm là chuyện nghiêm túc; câu trả lời ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố gắng nói chuyện) có thể bị hiểu là không muốn bị làm phiền.
- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém (lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện) đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.
- Sự lười biếng thời công nghệ, ví dụ gửi tin nhắn đến một người ở ngay cùng phòng thay vì đến gần để trò chuyện.
- Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng với các mối quan hệ, trở nên ngây ngô trong cuộc sống thực, không biết gì về những sự kiện gần gũi xung quanh.
- Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt,...
- Một số rủi ro như có thể bị lộ thông tin cá nhân, bị mất kết nối.
Việc dạy và học hoàn toàn qua mạng mà không cần đến lớp học trực tiếp có nhược điểm sau: Học sinh không có nhiều cơ hội trao đổi với bạn bè, không có ngôn ngữ hình thể, thiếu tín hiệu cảm xúc làm giảm khả năng truyền đạt, nảy sinh các khó khăn liên quan đến mạng và thiết bị dạy học qua mạng
CH tr 33
Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 33 SGK Tin học 12 Cánh diều
Ở các lớp dưới, những bài học thuộc về “Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số” đã đề cập đến việc giao tiếp qua mạng một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử. Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng có gì khác?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã được học kết hợp với các đặc điểm của giao tiếp trên không gian mạng.
Ứng xử nhân văn trên không gian mạng là thận trọng suy xét, để không bị lợi dụng, vô tình tiếp tay hỗ trợ kẻ xấu trong những việc như trên.
Lời giải chi tiết:
Trước hết, người nhân văn là người có văn hoá, không làm việc xấu, tích cực chống người xấu, việc xấu. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng là thận trọng suy xét, để không bị lợi dụng, vô tình tiếp tay hỗ trợ kẻ xấu trong những việc như trên. Một số ví dụ như:
– Không mạo danh, giả làm người khác với bất kì mục đích gì, kể cả là vui đùa, giải trí.
- Không tiếp tay cho kẻ bắt nạt, quấy rối trên không gian mạng; không tham gia phát tán những nội dung có tính bắt nạt, quấy rối.
– Bày tỏ sự không đồng tình và phê phán; phản đối việc bắt nạt, quấy rối.
Một số việc sau đây là các chiêu trò lừa đảo qua mạng thường thấy, có thể do sự phối hợp, tiếp tay, đồng tỉnh hay vô ý của nhiều người.
– Nhử mồi (baiting) qua mạng, hứa hẹn một vật phẩm, hàng hoá hoặc phần thưởng để dụ dỗ nạn nhân, lừa tiền, lừa công sức lao động hay đánh cắp dữ liệu.
- Dùng công cụ làm giả hoàn hảo để lừa người thiếu cảnh giác.
CH tr 34 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 34 SGK Tin học 12 Cánh diều
Vì sao giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn?
Phương pháp giải:
Giao tiếp qua không gian mạng mang lại nhiều tiện lợi nhưng cũng có những nhược điểm và tiềm ẩn khả năng gây ra một số vấn đề về lâu dài.
Lời giải chi tiết:
Giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn vì nếu ứng xử nhân văn trên không gian mạng nhằm tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, lan toả những giá trị nhân văn. Công nghệ kĩ thuật số giúp ta dễ dàng bày tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng nói hay đơn giản là dùng các biểu tượng để thể hiện. Bên canh đó vẫn có mặt trái tiềm ẩn như: dễ bị bắt nạt, đe doạ, lừa đảo trên không gian mạng.
CH tr 34 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 34 SGK Tin học 12 Cánh diều
Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn hay khó hơn khi đối mặt trực tiếp? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng loại giao tiếp để có câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng hay khi đối mặt trực tiếp không có cái nào dễ hơn, mỗi loại giao tiếp đều có cái khó riêng.
Với giao tiếp trực tiếp, mọi hành vi, cử chỉ, biểu cảm đều được nhìn thấy ngay và thể hiện luôn cảm xúc của người đang thực hiện giao tiếp nên việc kiểm soát hành động sao cho phù hợp là rất quan trọng và cần rèn luyện.
Với giao tiếp trên không gian mạng, dù không trực tiếp nhìn thấy nhau nhưng ngôn ngữ là một công cụ biểu cảm rất hữu hiệu và sắc bén. Vì thế cần kiểm soát chính bản thân phải luôn đúng mực, tuân thủ pháp luật khi giao tiếp trên không gian mạng.
CH tr 34 KT1
Trả lời câu hỏi Kiểm tra 1 trang 34 SGK Tin học 12 Cánh diều
Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm gì? Về lâu dài có thể gây ra những vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Với những nhược điểm đã được biết của giao tiếp qua không gian mạng, chúng sẽ mang lại nhiều vấn đề trong tương lai như rủi ro về lộ thông tin, nghiện Internet,...
Lời giải chi tiết:
Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm sau:
- Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn, âm điệu của tiếng nói. Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm là chuyện nghiêm túc; câu trả lời ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố gắng nói chuyện) có thể bị hiểu là không muốn bị làm phiền.
- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém (lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện) đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.
Sự lười biếng thời công nghệ, ví dụ gửi tin nhắn đến một người ở ngay cùng phòng thay vì đến gần để trò chuyện.
- Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng với các mối quan hệ, trở nên ngây ngô trong cuộc sống thực, không biết gì về những sự kiện gần gũi xung quanh.
- Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt,...
- Một số rủi ro như có thể bị lộ thông tin cá nhân, bị mất kết nối.
Giao tiếp trong không gian mạng về lâu dài có thể gây ra những vấn đề sau: con người mải sống trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thực, ít vận động, gặp gỡ nhau.
CH tr 34 KT2
Trả lời câu hỏi Kiểm tra 2 trang 34 SGK Tin học 12 Cánh diều
Tính nhân văn thể hiện ở những điều gì.
Phương pháp giải:
Tính nhân văn được thể hiện qua: có tình người, có tính người, có tính xã hội loài người.
Lời giải chi tiết:
Tính nhân văn thể hiện ở những điều sau: Nhân văn là văn hoá của xã hội loài người. Con người ứng xử nhân văn thể hiện:
- Có tình người: chân thành, đồng cảm và thấu hiểu với người khác; độ lượng, vị tha và khoan dung.
- Có tính người: yêu cái tốt, thích cái đẹp; ghét cái xấu, chống cái ác; ủng hộ công bằng và lẽ phải, giúp đỡ và bảo vệ kẻ yếu.
- Có tính xã hội loài người: mong muốn một xã hội thịnh vượng, người người hạnh phúc.
Tính nhân văn là nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh và rộng hơn là môi trường sống trên Trái Đất của toàn nhân loại.
Trong không gian mạng, các tình huống ứng xử tương tự như trong cuộc sống thực, còn thêm phần đa dạng, phong phú hơn. Tuỳ bối cảnh cụ thể, tính nhân văn được thể hiện khác nhau nhưng đều phản ánh một nền tảng văn hoá tốt, một nhân cách đẹp của con người.
CH tr 34 KT3
Trả lời câu hỏi Kiểm tra 3 trang 34 SGK Tin học 12 Cánh diều
Nêu ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng.
Phương pháp giải:
Lấy ví dụ từ thực tiễn thể hiện các tính nhân văn đã được học.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng:
- Không chia sẻ, bình luận những nội dung chưa được xác minh độ chân thực.
- Không bình luận khiếm nhã trên không gian mạng.
- Lan toả những hành động đẹp cho nhiều người biết.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 2. Thực hành về mô phỏng trang 161 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trang 150, 151 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu trang 148, 149, 150 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 3. Giới thiệu về khoa học dữ liệu (tiếp theo) trang 139, 140 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Giới thiệu về khoa học dữ liệu trang 133, 134 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Thực hành về mô phỏng trang 161 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trang 150, 151 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu trang 148, 149, 150 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 3. Giới thiệu về khoa học dữ liệu (tiếp theo) trang 139, 140 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Giới thiệu về khoa học dữ liệu trang 133, 134 SGK Tin học 12 Cánh diều