Bài 2. Một số nghề khác trong ngành công nghệ thông tin và một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin trang 98, 99, 100 SGK Tin học 12 Cánh diều>
Theo em, sản phẩm của nghành Công nghiệp
CH tr 98
Theo em, sản phẩm của nghành Công nghiệp phần mềm là những gì? Để làm việc trong nghành này có bắt buộc phải biết lập trình không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã được học kết hợp thông tin tìm hiểu được để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào kiến thức đã được học kết hợp thông tin tìm hiểu được để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phần mềm ứng dụng: Các chương trình phục vụ nhu cầu người dùng như văn phòng, đồ họa, kế toán.
Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành và các phần mềm hỗ trợ quản lý tài nguyên máy tính.
Phần mềm web: Ứng dụng chạy trên nền tảng web, như trang web thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến.
Phần mềm di động: Ứng dụng dành cho thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu: Phần mềm giúp quản lý và truy xuất dữ liệu hiệu quả.
Phần mềm bảo mật: Các ứng dụng bảo vệ hệ thống và dữ liệu khỏi các mối đe dọa.
Để làm việc trong ngành Công nghệ phần mềm không bắt buộc phải biết lập trình.
CH tr 100
Em hãy nêu tên một số sản phẩm truyền thông đa phương tiện và cho biết chủ đề tin học nào đã góp phần phát triển năng lực để trong tương lai em có thể làm ra những sản phẩm ấy?
Phương pháp giải:
Một số sản phẩm truyền thông đa phương tiện là: truyền hình, báo điện tử, trang tin,...
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm truyền thông đa phương tiện như: truyền hình, báo điện tử, trang tin, quảng cáo, kĩ xảo điện ảnh, hoạt hình, trò chơi…`
Chủ đề tin học sau đã góp phần phát triển năng lực để trong tương lai em có thể làm ra các sản phẩm ấy như:
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Tạo trang web.
CH tr 102
Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một nghề (nhóm nghề) đã đề cập trong bài học và tìm trên Internet các thông tin tuyển dụng liên quan. Thảo luận nhóm và viết báo cáo “Tóm tắt thông tin tuyển dụng nghề....
Yêu cầu:
a) Nêu được một số tên gọi khác nhau của nghề đó trong thông tin tuyển dụng về nghề đó (tiếng Việt hoặc tiếng Anh) và vị trí công việc mà ứng viên sẽ đảm nhiệm tại tổ chức, doanh nghiệp cần tuyển người.
b) Nêu được một số điểm chung trong mô tả công việc và yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với ứng viên từ các thông báo tuyển dụng liên quan.
c) Nêu được một vài điểm khác biệt trong yêu cầu tuyển dụng của tổ chức, doanh nghiệp cụ thể.
Phương pháp giải:
Bước 1. Sử dụng máy tìm kiếm và biểu thức tìm kiếm, ví dụ: “việc làm” AND “kiểm thử viên”. Chú ý: Có thể cần điều chỉnh phần tên gọi nghề nếu như tổng số kết quả nhận được quá thấp.
Bước 2. Chọn xem một vài trang đầu tiên trong kết quả trả về từ các nguồn có
độ tin cậy cao: các trang web của tổ chức, doanh nghiệp lớn; các trang web chuyên về tuyển dụng lao động. Từ đó, thu nhập thông tin để thực hiện yêu cầu a.
Bước 3. Xem chi tiết một số thông báo tuyển dụng để thực hiện yêu cầu b và c.
Lời giải chi tiết:
Nghề: chuyên viên thiết kế đồ họa.
a) Một số tên gọi khác: graphic designer, nhân viên thiết kế đồ họa,...
Vị trí công việc: lên ý tưởng va thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu của công ty và khách hàng,...
b) Một số điểm chung:
- Mô tả công việc: tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo và độc đáo riêng.
- Yêu cầu kiến thức kĩ năng: sử dụng thành tạo các công cụ thiết kế đồ họa, có khả năng đọc và giao tiếp tiếng anh, có trách nhiệm với công việc.
c) Một số khác biệt:
- Mô tả công việc: yêu cầu thời gian làm việc khác nhau (có thể làm toàn thời gian hoặc bán thời gian),..
- Yêu cầu kiến thức kĩ năng: yêu cầu các chứng chỉ khác nhau về công nghệ thông tin, kĩ năng làm việc nhóm và độc lập,..
CH tr 103 LT
Nếu chọn nghề trong ngành công nghệ thông tin, em sẽ hướng đến nghề nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Xem xét các yêu cầu công việc và đối chiếu với những điểm mạnh, những sở thích của bản thân như: thích và giỏi lập trình; thích và có năng khiếu hội họa, chụp ảnh; thích khám phá tìm hiểu những công nghệ mới, tiên tiến; thích những ứng dụng công nghệ đặc thù,...
Lời giải chi tiết:
Nếu kiến thức lập trình của bản thân không quá xuất sắc, em có thể hướng đến nghề kiểm thử viên. Đây là người chạy thử phần mềm để xác nhận rằng phần mềm đáp ứng đúng các yêu cầu của thiết kế, xây dựng và vận hành. Công việc này cũng không yêu cầu kiến thức chuyên sâu về lập trình.
CH tr 103 KT1
Hãy kể tên một số nghề trong ngành công nghiệp phần mềm mà không phải lập trình?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức trong bài học và tìm kiếm thêm thông tin.
Lời giải chi tiết:
Một số nghề trong ngành công nghiệp phần mềm mà không phải lập trình như: Kiểm thử viên, người quản lí kiểm thử, nhà thiết kế giao diện người dùng, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng.
CH tr 103 KT2
Chuyển đổi số làm tăng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của những nghề gì?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về chuyển đổi số và các nhu cầu kèm theo khi thực hiện chuyển đổi số.
Lời giải chi tiết:
Chuyển đổi số làm tăng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của những nghề sau: kĩ sư điện toán đám mây, kĩ sư oT, kĩ sư trí tuệ nhân tạo.
CH tr 103 KT3
Nghành Truyền thông đa phương tiện tuyển dụng nhân lực làm nghề gì cần đến kĩ năng công nghệ thông tin?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về ngành truyền thông đa phương tiện, các đặc điểm của nó và nhu cầu kèm theo kĩ năng công nghệ thông tin.
Lời giải chi tiết:
Ngành Truyền thông đa phương tiện tuyển dụng nhân lực làm nghề sau cần đến kĩ năng công nghệ thông tin: chuyên viên thiết kế đồ hoạ, chuyên viên thiết kế truyền thông đa phương tiện, nhà phát triển trang web, chuyên viên
CH tr 103 KT4
Kĩ sư GIS làm gì và lĩnh vực nào có nhu cầu tuyển kĩ sư GIS?
Phương pháp giải:
Kĩ sư GIS là người chuyên về thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu không gian địa lý.
Tìm hiểu về những công việc của kĩ sư GIS từ đặc điểm trên.
Lời giải chi tiết:
Công việc của kĩ sư GIS bao gồm xây dựng bản đồ số với dữ liệu địa lí kết hợp với các nguồn dữ liệu của lĩnh vực ứng dụng, duy trì và cập nhập cơ sở dữ liệu bản đồ số, phân tích dữ liệu bằng các công cụ phần mềm GIS.
Lĩnh vực quản lí tài nguyên, lập kế hoạch đô thị, dẫn thường trong giao thông đô thị có nhu cầu tuyển kĩ sư GIS.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 2. Thực hành về mô phỏng trang 161 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trang 150, 151 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu trang 148, 149, 150 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 3. Giới thiệu về khoa học dữ liệu (tiếp theo) trang 139, 140 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Giới thiệu về khoa học dữ liệu trang 133, 134 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Thực hành về mô phỏng trang 161 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 1. Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trang 150, 151 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 4. Thực hành phân tích dữ liệu trang 148, 149, 150 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 3. Giới thiệu về khoa học dữ liệu (tiếp theo) trang 139, 140 SGK Tin học 12 Cánh diều
- Bài 2. Giới thiệu về khoa học dữ liệu trang 133, 134 SGK Tin học 12 Cánh diều