Bài 5. Sóng và sự truyền sóng trang 20, 21, 22 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo>
Một sóng đang truyền từ trái sang phải trên một dây đàn hồi như Hình 5.1. Xét hai phần tử M và N trên dây. Tại thời điểm xét
Trắc nghiệm 5.1
Một sóng đang truyền từ trái sang phải trên một dây đàn hồi như Hình 5.1. Xét hai phần tử M và N trên dây. Tại thời điểm xét
A. M và N đều chuyển động hướng lên.
B. M và N đều chuyển động hưởng xuống
C. M chuyển động hướng lên và N chuyển động hướng xuống.
D. M chuyển động hướng xuống và N chuyển động hướng lên.
Phương pháp giải:
Quan sát phương của vận tốc và phân tích chuyển động tại M và N
Lời giải chi tiết:
M đang có li độ cực đại nên ngay sau thời điểm xét, M sẽ chuyển động hướng xuống và N chuyển động hướng lên vì sóng truyền theo chiều từ M đến N.
Đáp án D
Trắc nghiệm 5.2
Một sóng truyền trên dây đàn hổi theo chiều từ trái sang phải như Hình 5.2. Chọn nhận xét đúng về chuyển động của điểm M trên dây.
A. M đang chuyển động xuống và có tốc độ lớn nhất.
B. M đang chuyển động lên và có tốc độ lớn nhất.
C. M đang đứng yên và sắp chuyển động lên.
D. M đang đứng yên và sắp chuyển động xuống.
Phương pháp giải:
Quan sát phương của vận tốc và phân tích chuyển động tại M
Lời giải chi tiết:
M đang ở vị trí cân bằng nên có tốc độ lớn nhất. Vì sóng truyền từ trái sang phải nên ngay sau thời điểm đã cho thì M sẽ chuyển động xuống dưới vị trí cân bằng.
Đáp án A
Trắc nghiệm 5.3
Trên Hình 5.3, đầu A của lò xo được giữ cổ định, đầu B dao động tuần hoàn theo phương ngang. Sóng trên lò xo là sóng (1)… vì (2)…
Chọn từ/cụm từ thích hợp trong các đáp án dưới đây để điền vào các chỗ trống.
A. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
B. (1) dọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
C. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phong thẳng đứng
D. (1) đọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương thẳng đúng.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết sóng ngang và sóng dọc
Lời giải chi tiết:
Sóng trên là xo là sóng dọc vì mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang trùng với phương truyền sóng.
Đáp án B
Trắc nghiệm 5.4
Khi sóng hình thành trên lò xo như Hình 5.3, mỗi vòng trên lò xo sẽ
A. chuyến động dọc theo trục lò xo từ B đến A
B. chuyển động dọc theo trục lò xo từ A đến B.
C. dao động theo phương dọc theo trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
D. dao động theo phương vuông góc với trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.3 và sử dụng lí thuyết về sóng
Lời giải chi tiết:
Các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng mà không di chuyển theo sóng.
Đáp án C
Trắc nghiệm 5.5
Hai xung truyền trên dây theo hai chiều ngược nhau như Hình 5.4 khi gặp nhau sẽ
A. tạo nên một xung có li độ cực đại.
B. tạo nên một xung có li độ cực tiểu.
C. không ảnh hưởng lẫn nhau.
D. dừng lại và không tiếp tục truyền đi.
Phương pháp giải:
Quan sát phương truyền sóng
Lời giải chi tiết:
Hai xung truyền ngược chiều nhau, có li độ ngược dấu sẽ làm suy giảm nhau.
Đáp án B
Trắc nghiệm 5.6
Khi sóng nước truyền qua một kẽ hở giữa một dải đất như Hình 5.5, sẽ có hiện tượng
A. giao thoa sóng.
B. nhiễu xạ sóng.
C. phản xạ sống.
D. truyền sóng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hiện tượng nhiễu xạ
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng sóng lan rộng ra ở phía bên kia của vật cản.
Đáp án B
Tự luận 5.1
Vì sao khi hướng bộ điều khiển từ xa vào bức tường đối diện tivi mà không hướng trực tiếp về phía tivi, ta vẫn có thể điều khiển được tivi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Khi hướng bộ điều khiển từ xa vào bức tường đối diện tivi mà không hướng trực tiếp về phía tivi, ta vẫn có thể điều khiển được tivi vì khi hướng bộ điều khiển từ xa vào tường, tia tín hiệu điều khiển (tia hồng ngoại - bản chất là sóng điện từ) trong bộ điều khiển này sẽ bị phản xạ bởi tường và truyền ngược lại về phía tivi.
Tự luận 5.2
Khi để tay dưới ảnh nắng mặt trời một thời gian, tay của em cảm thấy thế nào? Hãy giải thích
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Khi để tay dưới ánh nắng mặt trời một thời gian, tay trở nên nóng hơn vì tay đã nhận năng lượng của ánh sáng, quá trình truyền sóng ánh sáng là quá trình truyền năng lượng
Tự luận 5.3
Giải thích vì sao sóng vô tuyến khi được phát ra từ một anten có thể được truyền đi và thu nhận kể cả khi máy thu ở vị trí bị che khuất khỏi thiết bị phát bởi các vật cản. Đó là hiện tượng vật lí gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Sóng vô tuyến khi được phát ra từ một anten có thể được truyền đi và thu nhận kể cả khi máy thu ở vị trí bị che khuất khỏi thiết bị phát bởi các vật cản. Đó là hiện tượng nhiễu xạ sóng.
Tự luận 5.4
Hãy dùng hiện tượng khúc xạ ánh sáng để giải thích vì sao để bắt một con cá trong nước, người ta phải phỏng mũi lao xuống vị trí thấp hơn vị trí mà mắt thấy cá.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Để bắt một con cá trong nước, người ta phải phóng mũi lao xuống vị trí thấp hơn vị trí mà mắt thấy cá bởi vì chùm tia sáng từ cá đi trong nước ra ngoài không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí nên có hướng truyền sát mặt nước hơn (góc khúc xạ lớn hơn góc tới). Khi chùm tia sáng này đi vào mắt, làm cho mắt thấy vị trí ảnh (ảo) của cá cao hơn vị trí thực của cá.
- Bài 6. Các đặc trưng vật lí của sóng trang 23, 24, 25, 26 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Sóng điện từ trang 27, 28 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Giao thoa sóng trang 29, 30, 31, 32, 33 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Sóng dừng trang 34, 35, 36, 37, 38 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện trang 73, 74, 75, 76 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguồn điện trang 68, 69, 70, 71, 72 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện trang 60, 61, 62 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 57, 58, 59 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện trang 73, 74, 75, 76 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguồn điện trang 68, 69, 70, 71, 72 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện trang 60, 61, 62 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 57, 58, 59 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo