Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo


So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trắc nghiệm

17.1

Đề bài:

So sánh đèn sợi đốt và điện trở nhiệt thuận. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điện trở của cả hai đều tăng nhanh theo nhiệt độ.

B. Điện trở của cả hai đều tăng chậm theo nhiệt độ.

C. Điện trở đèn sợi đốt tăng nhanh hơn so với điện trở nhiệt thuận.

D. Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về điện trở

Lời giải chi tiết

Điện trở đèn sợi đốt tăng chậm hơn so với điện trở nhiệt thuận.

Đáp án D

17.2

Đề bài:

Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì

A. mật độ electron dẫn giảm.

B. mật độ electron dẫn tăng.

C. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.

D. sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nủt mạng giảm.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về điện trở

Lời giải chi tiết

Điện trở của một đèn sợi đốt tăng theo nhiệt độ vì sự tán xạ với các electron dẫn bởi ion ở nút mạng tăng.

Đáp án C

17.3

Đề bài:

Một khối kim loại đồng chất hình hộp chữ nhật ABCD.AˊBˊCˊDˊ với các kích thước như Hình 17.1. Đặt một hiệu điện thế không đổi U giữa từng cặp mặt đối diện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

 

A. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊBˊB và DDˊCˊC

B. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt ABCD và AˊBˊCˊDˊ

C. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊDˊD và BBˊCˊC

D. Điện trở của khối có giá trị như nhau khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt đối diện bất kì.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính điện trở

Lời giải chi tiết

Áp dụng: \(R = \rho \frac{\ell }{S}\) , ta thấy khi S càng nhỏ và l  càng lớn thì R càng lớn.

Đáp án B

17.4

Đề bài:

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn dây nào đó thì dòng điện chạy qua có cường độ là I. Khẳng định: "Điện trở R của đoạn dây được xác định bởi \(R = \frac{U}{I}\) ".

A. chỉ đúng đối với vật liệu thuần trở.

B. đúng với vật liệu thuần trở và không thuần trở.

C. chỉ đúng đối với vật liệu không thuần trở.

D. luôn không đúng với mọi vật liệu.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về định luật Ohm

Lời giải chi tiết

Đây chính là định nghĩa điện trở theo công thức (17.1) SGK.

Đáp án B

17.5

Đề bài:

Mắc nối tiếp điện trở R1 và R2 thành bộ rồi đặt hai đầu bộ điện trở này vào một hiệu điện thế U thì độ giảm thế trên R1 lớn gấp 2 lần độ giảm thế trên R2. Sau đó, mắc song song hai điện trở này thành bộ rồi đặt hai đầu bộ vào hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở

A. R1 lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2.

B. R2 lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.

C. R1 lớn gấp 4 lần cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2.

D. R2 lớn gấp 4 lần cường độ đòng điện chạy qua điện trở R1.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết mắc nối tiếp trở

Lời giải chi tiết

Khi mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua hai điện trở có giá trị như nhau, từ giả thiết U1=2U2, ta rút ra R1=2R2

Khi mắc song song R1 và R2 thì hiệu điện thế hai đầu các điện trở như nhau, theo định luật Ohm thì cường độ dòng điện khi đó tỉ lệ nghịch với điện trở.

Đáp án B

Tự luận

17.1

Đề bài:

Một đoạn dây dẫn bằng đồng có điện trở suất 1,69.10−8Ωm, dài 2,0 m và đường kính tiết diện là 1,0 mm. Cho dòng điện 1,5 A chạy qua đoạn dây.

a) Tính điện trở của đoạn dây.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính điện trở

Lời giải chi tiết

a) Điện trở của đoạn dây: \(R = \rho \frac{\ell }{S} = \rho \frac{{4\ell }}{{\pi {d^2}}} = 1,{69.10^{ - 8}}.\frac{{4.2}}{{\pi {{\left( {0,001} \right)}^2}}} \approx 0,043{\rm{\Omega }}\)

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây: \(U = RI = 0,043.1,5 = 0,065{\rm{\;V}}\)

17.2

Đề bài:

Với 2 điện trở 3Ω và 6Ω  mắc thành bộ rồi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu bộ điện trở. Xét hai trường hợp:

a) Hai điện trở mắc nối tiếp. Tính U sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở 6Ω  bằng 4 V.

b) Hai điện trở mắc song song. Tính U sao cho cường độ dòng điện qua điện trở 3Ω  là 0,5 A.

Phương pháp giải

Vận dụng công thức mắc điện trở nối tiếp, song song

Lời giải chi tiết

a) Khi mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua hai điện trở bằng nhau:

\(U = {U_1} + {U_2} = 4 + 3.\frac{4}{6} = 4 + 2 = 6\;V\)

b) Khi mắc song song thì hiệu điện thế trên hai điện trở bằng nhau:

\(U = 3.0,5 = 1,5{\rm{\;V}}\)

17.3

Đề bài:

Có 3 điện trở 2Ω;3Ω;6Ω ghép thành bộ. Tìm tất cả các giá trị có thể có của bộ 3 điện trở này.

Phương pháp giải

Vận dụng công thức mắc điện trở nối tiếp, song song

Lời giải chi tiết

Có 5 giá trị từ nhỏ đến lớn: 1Ω;4Ω;4,5Ω;7,2Ω;11Ω

 

17.4

Đề bài:

Có 3 điện trở giống nhau được ghép thành bộ theo tât cả các cách và hai đầu bộ điện trở được đặt vào một hiệu điện thế không đổi. Đo cường độ dòng điện chạy qua mạch chính của bộ điện trở, kết quả cho thấy trường hợp cường độ dòng điện có giá trị nhỏ nhất là 0,3 A.

a) Có bao nhiêu giá trị khác nhau của cường độ dòng điện trên?

b) Tính các giá trị cường độ dòng điện trong các trường hợp còn lại.

Phương pháp giải

Vận dụng công thức mắc điện trở nối tiếp, song song

Lời giải chi tiết

a) Với 3 điện trở giống nhau bằng R thì có tất cả 3 cách ghép khác nhau. Do đó, có 3 giá trị khác nhau của cường độ dòng điện.

b) Trường hợp cường độ dòng điện nhỏ nhất ứng với điện trở của bộ lớn nhất: \({R_{\rm{b}}} = 3R \Rightarrow {I_{{\rm{min}}}} = \frac{U}{{3R}} = 0,3{\rm{\;A}}\)

Trường hợp cường độ dòng điện lớn nhất ứng với điện trở của bộ nhỏ nhất: \({R_{\rm{b}}} = \frac{R}{3} \Rightarrow {I_{{\rm{max}}}} = \frac{{3U}}{R} = \frac{{9U}}{{3R}} = 9.0,3 = 2,7{\rm{\;A}}\)

Trường hợp còn lại: \({R_{\rm{b}}} = \frac{{3R}}{2} \Rightarrow I = \frac{{2U}}{{3R}} = 2.0,3 = 0,6{\rm{\;A}}\)

17.5

Đề bài:

Đặt một hiệu điện thế không đổi vào hai đầu đoạn dây kim loại đồng chất có tiết diện đều thì khoảng thời gian trung bình một hạt tải điện đi hết chiều dài đoạn dây là 5,0 phút. Nếu tăng chiều dài đoạn dây lên gấp 3 lần thì thời gian trung bình mà hạt tải điện đi bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính vận tốc trôi và định luật Ohm

Lời giải chi tiết

Áp dụng công thức \(I = Snev = {\rm{Sn}}e.\frac{\ell }{t}\) và định luật Ohm:\(I = \frac{U}{R} = \frac{{US}}{{\rho \ell }}\)\( \Rightarrow t = \frac{{ne\rho {\ell ^2}}}{U}\)

Vậy thời gian trung bình mà hạt tải điện di chuyển tăng tỉ lệ với bình phương chiều dài đoạn dây.

Khi tăng chiều dài đoạn dây lên gấp 3 lần thì thời gian trung bình mà hạt tải điện đi là: \(t = {5.3^2} = 45\)phút

17.6

Đề bài:

Với cùng một khối lượng đồng nguyên chất như nhau, người ta tạo thành hai đoạn dây dẫn hình trụ (1) và (2). Biết đường kính tiết diện của dây (1) bằng một nửa so với dây (2). Tính tỉ số điện trở của hai đoạn dây dẫn (1) và (2).

Phương pháp giải

Vận dụng công thức tính điện trở

Lời giải chi tiết

Với m, D, ρ  lần lượt là khối lượng, khối lượng riêng và điện trở suất của đồng. Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = DV = D\ell S}\\{R = \rho \frac{\ell }{S}}\end{array} \Rightarrow R = \frac{{\rho m}}{{D{S^2}}} = \frac{{16\rho m}}{{D{\pi ^2}{{\rm{d}}^4}}}} \right.\) 
Như vậy, điện trở đoạn dây tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của đường kính tiết diện dây. Do đó, điện trở dây (1) lớn gấp 24=16 lần so với điện trở dây (2).

17.7

Đề bài:

Biết bạc có khối lượng riêng và điện trở suất lần lượt là 10,5 tấn/m3; 1,62.10−8Ωm; nhôm có khối lượng riêng và điện trở suất lần lượt là 2,7 tấn/m3; 2,75.10−8Ωm. Xét hai dây dẫn có cùng tiết diện và cùng điện trở, một dây làm bằng bạc và một dây làm bằng nhôm. Nếu dây bằng nhôm có khối lượng 200 kg thì dây bằng bạc có khối lượng bao nhiêu?

Phương pháp giải

Vận dụng công thức tính điện trở

Lời giải chi tiết

Gọi bạc là (1), nhôm là (2).

Theo đề, ta có: \({R_1} = {R_2} \Rightarrow {\rho _1}\frac{{{\ell _1}}}{{{S_1}}} = {\rho _2}\frac{{{\ell _2}}}{{{S_2}}} \Rightarrow {\rho _1}{\ell _1} = {\rho _2}{\ell _2} \Rightarrow \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}} = \frac{{{\rho _2}}}{{{\rho _1}}}\left( {{\rm{do\;}}{S_1} = {S_2}} \right)(1)\)

Tỉ số khối lượng: \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{{D_1}{V_1}}}{{{D_2}{V_2}}} = \frac{{{D_1}{S_1}{\ell _1}}}{{{D_2}{S_2}{\ell _2}}} = \frac{{{D_1}{\ell _1}}}{{{D_2}{\ell _2}}}(2)\)

Thế (1) vào (2), ta được: \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{{D_1}{\rho _2}}}{{{D_2}{\rho _1}}} = \frac{{10,5.2,{{75.10}^{ - 8}}}}{{2,7.1,{{62.10}^{ - 8}}}} \approx 6,6 \Rightarrow {m_1} = 6,6{m_2} = 6,6.200 = 1320{\rm{\;kg}}\)

17.8

Đề bài:

Tính giá trị điện trở R ở Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương đương giữa hai điểm A và B có giá trị 3Ω

 

Phương pháp giải

Vẽ lại mạch điện bằng cách chập điểm có cùng điện thế

Lời giải chi tiết

Đặt tên các điểm nút được nối với nhau bằng đoạn dây không điện trở như hình dưới.

 

Sau đó, vẽ lại mạch với các cặp điểm trùng nhau tương ứng như hình dưới.

 

Từ đó tính được R=2Ω

17.9

Đề bài:

Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có điện trở R0 được uốn và hàn thành vòng tròn kín với A và B là hai đầu của một đường kính vòng tròn đó.

a) Gọi M và N là hai đầu của một đường kính khác của vòng dây sao cho MN vuông góc với AB. Nối M và N bởi một đoạn dây dẫn có điện trở không đáng kể. Tính điện trở của đoạn mạch AB theo R0.

b) Bây giờ không nối tắt giữa M và N như câu a mà người ta dùng một khung dây dẫn kín có dạng một tam giác đều CDE có điện trở không đáng kể mà ba đỉnh luôn tiếp xúc và có thể xoay trượt trên đường tròn (Hình 17.3). Tính điện trở lớn nhất và nhó nhất của đoạn mạch AB theo R0.

 

Phương pháp giải

Đọc mạch điện và tính điện trở tương đương

Lời giải chi tiết

a) Cấu trúc đoạn mạch AB: \(\left( {{R_{{\rm{AM}}}}//{R_{{\rm{AN}}}}} \right){\rm{nt}}\left( {{R_{{\rm{MB}}}}//{{\rm{R}}_{{\rm{NB}}}}} \right)\)

Theo đề, ta có:\({R_{{\rm{AM}}}} = {R_{{\rm{AN}}}} = {R_{{\rm{MB}}}} = {R_{{\rm{NB}}}} = \frac{{{R_0}}}{4}\)

Suy ra, điện trở tương đương của đoạn mạch AB: \({R_{{\rm{AB}}}} = \frac{{{R_0}}}{4}\)

b) Điện trở của các cung tròn CD, DE và EC bằng \(\frac{{{R_0}}}{3}\)

Gọi \({R_{{\rm{AC}}}} = x,{R_{{\rm{DB}}}} = y \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{R_{{\rm{AE}}}} = \frac{{{R_0}}}{3} - x}\\{{R_{{\rm{EB}}}} = \frac{{{R_0}}}{3} - y}\end{array}} \right.\)

Điện trở của đoạn mạch AB: \({R_{{\rm{AB}}}} = \frac{{{R_{{\rm{AE}}}}.{R_{{\rm{AC}}}}}}{{{R_{{\rm{AE}}}} + {R_{{\rm{AC}}}}}} + \frac{{{R_{{\rm{EB}}}}.{R_{{\rm{DB}}}}}}{{{R_{{\rm{EB}}}} + {R_{{\rm{DB}}}}}} = \frac{{x\left( {\frac{{{R_0}}}{3} - x} \right)}}{{\frac{{{R_0}}}{3}}} + \frac{{y\left( {\frac{{{R_0}}}{3} - y} \right)}}{{\frac{{{R_0}}}{3}}}\; = \left( {x + y} \right) - \frac{3}{{{R_0}}}\left( {{{\left( {x + y} \right)}^2} - 2xy} \right)\left( {\rm{*}} \right)\)

Ta có: \(x + y = \frac{{{R_0}}}{2} - \frac{{{R_0}}}{3} = \frac{{{R_0}}}{6}\)

Thay vào phương trình (*), ta được: \({R_{{\rm{AB}}}} = \frac{{{R_0}}}{{12}} + \frac{{6xy}}{{{R_0}}}\)

Vì \(x + y = \frac{{{R_0}}}{6}\) không đổi nên xy lớn nhất khi \(x = y = \frac{{{R_0}}}{{12}} \Rightarrow {R_{{\rm{A}}{{\rm{B}}_{{\rm{max}}}}}} = \frac{{{R_0}}}{8}\)

\({R_{{\rm{A}}{{\rm{B}}_{{\rm{min\;}}}}}} = \frac{{{R_0}}}{{12}}\) khi x hoặc y bằng 0.

17.10

Đề bài:

Mạch điện trở như Hình 17.4 kéo dài đến vô hạn. Biết R1=4Ω; R2=3Ω. Tính điện trở tương đương giữa hai đầu A và B.

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Gọi điện trở tương đương giữa hai điểm A và B là R.

Vì mạch kéo dài vô hạn nên điện trở tương đương giữa hai điểm M và N trở đi về phía bên phải (hình bên) (bỏ qua hai điện trở R1 và R2 đầu tiên) vẫn bằng R.

 

Vì vậy, ta có: \(\frac{{R{R_2}}}{{R + {R_2}}} + {R_1} = R \Rightarrow \frac{{3R}}{{R + 3}} + 4 = R \Rightarrow R = 6{\rm{\Omega }}\)

17.11

Đề bài:

Một chiếc vòng làm bằng một dây dẫn có điện trở R0=12Ω. Dòng điện đi vào và đi ra khỏi vòng dây tại hai điểm A và B như Hình 17.5. A và B chia vòng dây thành hai phần có chiều dài lần lượt là l1 và l2. Tìm tỉ số \(\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}\)  sao cho điện trở của mạch giữa hai điểm A và B là \(R = \frac{8}{3}{\rm{\Omega }}\)

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Gọi R1 và R2 lần lượt là điện trở mỗi phần.

Điện trở tương đương giữa A và B: \(R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{8}{3} \Rightarrow \frac{{{R_1}{R_2}}}{{12}} = \frac{8}{3} \Rightarrow {R_1}{R_2} = 32\)

Vậy, R1 và R2 là nghiệm của phương trình: \({x^2} - 12x + 32 = 0\)\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\rm{R}}_1} = 8{\rm{\Omega }}}\\{{{\rm{R}}_2} = 4{\rm{\Omega }}}\end{array}} \right.or\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\rm{R}}_1} = 4{\rm{\Omega }}}\\{{{\rm{R}}_2} = 8{\rm{\Omega }}}\end{array}} \right.\)

Vậy tỉ số \(\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}\)bằng tỉ số các điện trở tương ứng và bằng 2 hoặc \(\frac{1}{2}\)

17.12

Đề bài:

Một mạch đèn trang trí gồm rất nhiều đèn sợi đốt giống nhau (xem như vô hạn). Các đèn được mắc vào mạch như Hình 17.6. Mỗi đèn coi như một điện trở thuần có giá trị R=2,35Ω. Tìm điện trở tương đương giữa A và B.

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Ta có: \(y = \left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} +  \ldots } \right) \Rightarrow y = 1 + \frac{1}{2}\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} +  \ldots } \right) = 1 + \frac{y}{2} \Rightarrow y = 2\)

Vậy: \({R_{{\rm{AB}}}} = \left( {R + \frac{R}{2} + \frac{R}{4} + \frac{R}{8} +  \ldots } \right) = R\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} +  \ldots } \right) = 2R = 2.2,35 = 4,7{\rm{\Omega }}\)

17.13

Đề bài:

Mạch điện như Hình 17.7 với hai đầu mạch A, B gọi là mạch cầu. Đặt hai đầu A và B vào một hiệu điện thế không đổi U, nếu không có dòng điện chạy qua điện trở R5 thì khi đó mạch cầu này ở trạng thái được gọi là mạch cầu cân bằng. Chứng minh rằng, điều kiện để mạch cầu cân bằng là: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_3}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_4}}}\)

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Đặt tên các dòng điện như hình bên.

 

Theo đề: \({I_5} = 0 \Rightarrow {I_1} = {I_2}\) và \({I_3} = {I_4}\left( 1 \right)\)

Ta cũng có: \({U_{{\rm{MN}}}} = 0 \Rightarrow {U_{{\rm{AM}}}} = {U_{{\rm{AN}}}}{\rm{\;;}}{U_{{\rm{MB}}}} = {U_{{\rm{NB}}}}\)

Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_3}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_4}}}\)

17.14

Đề bài:

Các điện trở mắc như Hình 17.8. Hãy tính điện trở tương đương giữa hai điểm A và B.

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Đặt tên các nút như Hình a, sau đó vẽ lại như Hình b.

 

Ta có: \({R_{{\rm{AM}}}} = \frac{{30.6}}{{30 + 6}} = 5{\rm{\Omega }}\)

Vì \(\frac{{{R_{{\rm{AM}}}}}}{{{R_{{\rm{AN}}}}}} = \frac{{{R_{{\rm{MB}}}}}}{{{R_{{\rm{NB}}}}}}\) nên mạch cầu là cân bằng.

Điện trở tương đương của đoạn mạch:

\({R_{{\rm{AB}}}} = \frac{{{R_{{\rm{AM}}}}.{R_{{\rm{AN}}}}}}{{{R_{{\rm{AM}}}} + {R_{{\rm{AN}}}}}} + \frac{{{R_{{\rm{MB}}}}.{R_{{\rm{NB}}}}}}{{{R_{{\rm{MB}}}} + {R_{{\rm{NB}}}}}} = \frac{{5.10}}{{5 + 10}} + \frac{{4.8}}{{4 + 8}} = 6{\rm{\Omega }}\)

17.15

Đề bài:

Cho mạch điện như Hình 17.9. Hỏi cần phải đặt vào giữa hai điểm A và B một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là  UMN=6,0 V

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Vẽ lại mạch như hình dưới đây.

 

Ta có: \({R_{{\rm{AM}}}} = \frac{{4.\left( {1 + 3} \right)}}{{4 + 1 + 3}} = 2{\rm{\Omega }};{R_{{\rm{MP}}}} = \frac{{6.\left( {12 + 6} \right)}}{{6 + 12 + 6}} = 4,5{\rm{\Omega }}\)

Theo đề:

 \(\begin{array}{l}{U_{{\rm{MN}}}} = 6,0{\rm{\;V}} \Rightarrow {{\rm{I}}_{MN}} = \frac{6}{{12}} = 0,5A\\ \Rightarrow {U_{{\rm{MP}}}} = 0,5.\left( {12 + 6} \right) = 9,0{\rm{\;V}}\\ \Rightarrow {I_{MP}} = \frac{9}{{4,5}} = 2A = {I_{AM}}\\ \Rightarrow {U_{{\rm{AM}}}} = 4{\rm{\;V}};{U_{{\rm{PB}}}} = 10{\rm{\;V}}\end{array}\)

Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B: \({U_{{\rm{AB}}}} = {U_{{\rm{AM}}}} + {U_{{\rm{MP}}}} + {U_{{\rm{PB}}}} = 4 + 9 + 10 = 23{\rm{\;V}}\)

17.16

Đề bài:

Các điện trở trong mạch điện ở Hình 17.10 giống nhau và có giá trị R=4Ω. Đặt vào giữa hai đầu A và B một hiệu điện thế UAB=10 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.

 

Phương pháp giải

Phân tích mạch điện

Lời giải chi tiết

Đặt tên các điểm nút như Hình a rồi vẽ lại mạch như Hình b.

 

Do tính đối xứng, ta thấy UME=UNF=0 V

Do đó, ta có thể bỏ đi hai điện trở nối vào 2 đầu M, E và N, F.

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB: \({R_{{\rm{AB}}}} = \frac{{R.R}}{{R + R}} + \frac{{\frac{{R.R}}{{R + R}}.\frac{{R.R}}{{R + R}}}}{{\frac{{R.R}}{{R + R}} + \frac{{R.R}}{{R + R}}}} + \frac{{R.R}}{{R + R}} = 1,25R = 1,25.4 = 5{\rm{\Omega }}\)

Cường độ dòng điện trong mạch chính: 

\(I = \frac{{{U_{{\rm{AB}}}}}}{{{R_{{\rm{AB}}}}}} = \frac{{10}}{5} = 2{\rm{\;A}}\)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.