Bài 14. Tụ điện trang 53, 54, 55, 56 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo>
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
Trắc nghiệm
14.1
Đề bài:
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ.
D. Điện dung của tụ điện.
Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về tụ điện
Lời giải chi tiết
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là: Điện dung của tụ điện.
Đáp án D
14.2
Đề bài:
Chọn từ/cụm từ thich hợp trong bảng dưới đây để điền vào các chỗ trống.
phụ thuộc |
không phụ thuộc |
cường độ điện trường |
hằng số điện môi |
điện tích |
tích điện |
cấu tạo |
điện dung |
hiệu điện thế |
fara |
Các chất điện môi chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho (1) ... chạy qua. Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi (2)..., kí hiệu là ε.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng (3) ... của tụ, phụ thuộc vào (4)... của tụ điện và (5)... vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết điện môi
Lời giải chi tiết
(1) điện tích; (2) hằng số điện môi; (3) tích điện; (4) cấu tạo; (5) không phụ thuộc.
14.3
Đề bài:
Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 và C2 (với C1>C2) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là
A. C<C2<C1
B. C<C1<C2
C. C2<C<C1
D. C2<C1<C
Phương pháp giải
Lí thuyết ghép tụ điện
Lời giải chi tiết
Hai tụ ghép nối tiếp \(C = \frac{{{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}} = \frac{1}{{\frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}}}} < {C_2}\)
Đáp án A
14.4
Đề bài:
Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000μF−63V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là
A. 0,63 C.
B. 0,063 C.
C. 63 C.
D. 63 000 C.
Phương pháp giải
Đọc giá trị của tụ điện
Lời giải chi tiết
Điện tích tối đa Q = CU = 0,063 C
Đáp án B
14.5
Đề bài:
Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?
A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dung dịch muối ăn.
B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai tấm thuỷ tinh đặt song song rồi được nhúng vào trong nước cất.
D. Hai quả cầu bằng mica đặt gần nhau trong chân không.
Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết tụ điện
Lời giải chi tiết
Tụ điện có cấu tạo gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau, cách điện với nhau.
Tự luận
14.1
Đề bài:
Các thông số được ghi trên các tụ điện trong Hình 14.1 cho biết điều gì?
Phương pháp giải
Đọc thông số của tụ điện
Lời giải chi tiết
Vì trên vỏ tụ điện thường sẽ ghi giá trị điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ nên ta có bảng sau:
|
Điện dung (μF) |
Hiệu điện thế giới hạn (V) |
Tụ điện 1 |
1000 |
10 |
Tụ điện 2 |
0,1 |
10 |
14.2
Đề bài:
Có nhận định cho rằng: "Để giảm điện dung của một tụ điện bất kì thì ta chỉ cần tăng hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện đó". Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai. Vì sao?
Phương pháp giải
Sự phụ thuộc của điện dung tụ
Lời giải chi tiết
Nhận định trên là sai vì điện dung của một tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
14.3
Đề bài:
Nối hai bản của tụ điện 1 với hai cực của một nguồn điện không đổi thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U và điện tích của tụ là Q. Ngắt tụ điện 1 khỏi nguồn, sau đó nối hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 giống hệt tụ điện 1. Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 thay đổi như thế nào nếu ban đầu tụ điện 2 không tích điện.
Phương pháp giải
Lí thuyết ghép nối tụ điện
Lời giải chi tiết
Vì hai tụ điện giống hệt nhau nên khi mắc hai bản của tụ điện 1 với hai bản của tụ điện 2 thì điện tích từ tụ điện 1 sẽ chuyển dời qua tụ điện 2 đến khi điện tích hai tụ bằng nhau. Do đó, điện tích của tụ điện 1 sẽ giảm đi một nửa, dẫn đến hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện 1 sẽ giảm đi một nửa do điện dung không thay đổi.
14.4
Đề bài:
Một tụ điện phẳng không khí được nối với hai cực của một nguồn điện không đổi để tích điện. Khi ngắt tụ điện ra khỏi nguồn điện rồi đưa vào giữa hai bản tụ một lớp điện môi có hằng số điện môi lớn hơn 1 thì điện dung, điện tích trên bản tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải
Lí thuyết điện môi
Lời giải chi tiết
Khi đưa vào giữa hai bản tụ không khí một lớp điện môi thì hằng số điện môi tăng lên nên điện dung tụ điện tăng, dẫn đến hiệu điện thế giữa hai bản tụ giảm đi do điện tích tụ điện không thay đổi.
14.5
Đề bài:
Điện dung của một tụ điện phẳng thay đổi như thế nào nếu tăng diện tích của hai bản tụ nhưng phần diện tích đối diện S giữa hai bản vẫn được giữ không đổi?
Phương pháp giải
Sự phụ thuộc của điện dung tụ
Lời giải chi tiết
Điện dung không thay đổi vì điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào phần diện tích đối diện S giữa hai bản chứ không phụ thuộc diện tích mỗi bản tụ điện.
14.6
Đề bài:
Trong một ngày giông bão, xét một đám mây tích điện mang lượng điện tích âm có độ lớn 30 C đang ở độ cao 35 km so với mặt đất. Giả sử đám mây này có dạng đĩa tròn với bán kính 0,8 km; xem như đám mây và mặt đất tương đương với hai bản của một "tụ điện” phẳng với lớp điện môi giữa hai bản là không khí. Cho biết điện dung của tụ điện phẳng có thể được xác định bằng công thức: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{4\pi kd}}\)
Trong đó: \(k = {9.10^9}\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\)
Ε là hằng số điện môi của lớp điện môi giữa hai bản tụ ( ε≈1 với không khí).
S (m2) là diện tích của bản tụ.
d (m) là khoảng cách giữa hai bản tụ.
a) Xác định giá trị điện dung C của "tụ điện" nói trên.
b) Xác định cường độ điện trường trong khoảng giữa đám mây và mặt đất. Giả sử điện trường trong vùng không gian này là điện trường đều.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức đề bài đưa ra
Lời giải chi tiết
a) Điện dung của "tụ điện" là: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{4\pi kd}} = \frac{{1.\pi {{(0,{{8.10}^3})}^2}}}{{4\pi {{.9.10}^9}.({{35.10}^3})}} \approx 5,{1.10^{ - 10\;}}F\)
b) Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là: \(U = \frac{Q}{C} = \frac{{30}}{{5,{{1.10}^{ - 10}}}} \approx 5,{9.10^{10}}{\rm{\;V}}\)
Cường độ điện trường trong khoảng giữa đám mây và mặt đất (giữa hai bản tụ) là: \(E = \frac{U}{d} = \frac{{5,{{9.10}^{10}}}}{{{{35.10}^3}}} \approx 1,{7.10^6}{\rm{\;V/m}}\)
14.7
Đề bài:
Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song song (có mô hình minh hoạ như Hình 14.2).
Khi giá trị điện dung của tụ điện thay đổi, máy tính sẽ ghi nhận tín hiệu tương ứng với kí tự trên bàn phím. Bản kim loại phía trên của tụ được gắn chặt với nút bấm và có thể di chuyển mỗi khi nhấn nút. Tụ điện nói trên được nối với mạch điện ngoài nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ được duy trì ở một giá trị không đổi U=5 V. Trước khi gõ phím, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, khi đó tụ điện có điện dung là 0,81 pF. Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ. Khi gõ nút bấm đi xuống một đoạn 1,5 mm thì điện tích của tụ điện sẽ tăng hay giảm một lượng bao nhiêu?
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính điện tích của tụ
Lời giải chi tiết
Điện tích của tụ điện trước khi gõ là: \({Q_1} = {C_1}{U_1} = \left( {0,{{81.10}^{ - 12}}} \right).5 \approx 4,{05.10^{ - 12}}{\rm{C}}\)
Gọi điện dung của tụ điện sau khi gõ là C2. Vì điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ nên: \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Rightarrow {C_2} = {C_1}.\frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} = 0,81.\frac{2}{{2 - 1,5}} = 3,24{\rm{pF}}\)
Điện tích của tụ điện sau khi gõ là: \({Q_2} = {C_2}{U_2} = \left( {3,{{24.10}^{ - 12}}} \right).5 \approx 1,{62.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
Điện tích của tụ điện tăng một lượng: \({\rm{\Delta }}Q = {Q_2} - {Q_1} = 1,{62.10^{ - 11}} - 4,{05.10^{ - 12}} \approx 1,{22.10^{ - 11}}{\rm{C}}\)
14.8
Đề bài:
Cho các tụ điện với điện dung C1=C4=3μF,C2=C3=6μF, ban đầu không tích điện được nối với nhau theo sơ đồ như Hình 14.3. Sau đó mắc hai điểm A, B của mạch điện trên vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế UAB=180 V. Tính hiệu điện thế UCD.
Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức ghép tụ điện
Lời giải chi tiết
Giá trị các điện dung tương đương là \({C_{12}} = \frac{{{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}} = \frac{{3.6}}{{3 + 6}} = 2\mu {\rm{F\;;}}{C_{34}} = \frac{{{C_3}{C_4}}}{{{C_3} + {C_4}}} = \frac{{6.3}}{{6 + 3}} = 2\mu {\rm{F}}\)
Điện tích trên từng bản tụ là:
\(\begin{array}{l}{Q_{12}} = {Q_1} = {Q_2} = {U_{AB}}{C_{12}} = 180.\left( {{{2.10}^{ - 6}}} \right) = 3,{6.10^{ - 4}}{\rm{C}}\\{Q_{34}} = {Q_3} = {Q_4} = {U_{AB}}{C_{34}} = 180.\left( {{{2.10}^{ - 6}}} \right) = 3,{6.10^{ - 4}}{\rm{C}}\end{array}\)
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ C1 là: \({U_1} = \frac{{{Q_1}}}{{{C_1}}} = \frac{{3,{{6.10}^{ - 4}}}}{{{{3.10}^{ - 6}}}} = 120{\rm{\;V}}\)
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ C3 là: \({U_3} = \frac{{{Q_3}}}{{{C_3}}} = \frac{{\left( {3,{{6.10}^{ - 4}}} \right)}}{{{{6.10}^{ - 6}}}} = 60{\rm{\;V}}\)
Hiệu điện thế UCD là: \({U_{{\rm{CD}}}} = {U_{{\rm{CA}}}} + {U_{{\rm{AD}}}} = - {U_3} + {U_1} = - 60 + 120 = 60{\rm{\;V}}\)
- Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 57, 58, 59 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Điện thế và thế năng điện trang 48, 49, 50, 51, 52 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Điện trường trang 43, 44, 45, 46, 47 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện trang 73, 74, 75, 76 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguồn điện trang 68, 69, 70, 71, 72 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện trang 60, 61, 62 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 57, 58, 59 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện trang 73, 74, 75, 76 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguồn điện trang 68, 69, 70, 71, 72 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Điện trở. Định luật Ohm trang 63, 64, 65, 66, 67 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện trang 60, 61, 62 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 57, 58, 59 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo