Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 8 trang 99, 100, 101 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức>
Sinh thái học phục hồi là khoa học ứng dụng nguyên lí của sinh thái học để
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1 (HD)
Mỗi hoc sinh cần làm gì để góp phần bảo tồn và phục hồi sinh thái?
Phương pháp giải:
Để hành động đạt kết quả tốt, trước hết cần có nhận thức (hiểu vấn đề mà mình sẽ làm), ý thức (có thái độ đúng, quan tâm và coi trọng vấn đề mà mình sẽ làm), kĩ năng (để hợp tác và đạt kết quả tốt). Vì thế, mỗi học sinh cần hiểu rõ vấn đề, ý thức về trách nhiệm của bản thân, có kĩ năng hợp tác, thúc đầy mọi người cùng thực hiện và thực hiện tốt các hoạt động, xác định các hoạt động phù hợp với mình và mình có cơ hội để thực hiện,. Sau đó mới tham gia hoặc tổ chức các hoạt động.
Lời giải chi tiết:
Để góp phần bảo tồn và phục hồi sinh thái, mỗi học sinh cần:
- Tìm hiểu về đa dạng sinh vật, phục hồi sinh thái để có kiến thức tốt.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các giải pháp, các hành động bảo tồn và phục hồi sinh thái.
- Xác định các hoạt động phù hợp với học sinh THPT và thực hiện:
+ Không tiêu thụ, tiếp tay cho người khác tiêu thụ các loài động, thực vật hoang dã; không nuôi trồng, phát triển các loài ngoại lại; không làm hại môi trường sống của các loài,...
+ Tham gia vào các cuộc thi, các hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi sinh thái mà các ổt chức quốc tế, Việt Nam và các cơ quan quản íl tài nguyên - môi trường của tỉnh, Bộ thường ổt chức hằng năm, đặc biệt nhân các sự kiện môi trường lớn.
+ Tham gia các sự kiện bảo vệ môi trường: ngày Môi trường quốc tế (5/6), Giờ Trái Đất, ngày Đa dạng sinh học (22/5),.
+ Chủ động ổt chức các câu lạc bộ tìm hiểu/tuyên truyền về đa dạng sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi sinh thái, bảo vệ môi trường,....
+ Cùng các thầy cô, các nhà nghiên cứu khoa học tiền hành các nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về đa dạng sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi sinh thái, bảo vệ môi trường,...
Câu 2 (HD)
Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiêp bền vững ở nước ta.
Phương pháp giải:
Để trình bày những hiểu biết của bản thân, cần trình bày hết những gì mà bản thân mình có kiến thức về vấn đề đó. Nên chia những hiểu biết đó thành các ý hoặc các nội dung một cách logic. Thông thường sẽ trình bầy từ khái niệm, đến mục tiêu, vai trò, ý nghĩa và các ví dụ.
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp bền vững là phương thức canh tác nông nghiệp theo cách bền vững, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và dệt may hiện tại của xã hội, mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai.
- Mục tiêu của nông nghiệp bền vững ở nước ta gồm:
+ Tạo ra các sản phẩm chất lượng và an toàn cho con người, môi trường.
+ Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật và các giá trị truyền thống, tiết kiệm và khai thác hiệu quả các loại tài nguyên,...
- Vai trò của nông nghiệp bền vững: Thể hiện ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
- Các mô hình và các hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta:
+ Xây dựng các mô hình khép kín chu trình vật chất và khai thác hiệu quả dòng năng lượng: Mô hình V-A-C; mô hình nông - lâm kết hợp; mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập,...
+ Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Dùng nhà màng, nhà lưới, công
nghệ tưới nhỏ giọt, phun mưa, phun sương, thuy canh, theo dõi các chỉ số môi
trường và dinh dưỡng, chỉ thị các dinh dưỡng cho cây vào nước tưới theo nhu cầu của cây, ứng dụng quản lí hệ thống chuỗi bằng công nghệ thông tin,.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, chăm sóc, thu hái và chế biến tạo thành các nông sản có chất lượng cao, an toàn đối với sức khoẻ con người, sinh vật và môi trường.
Câu 1
Sinh thái học phục hồi là khoa học ứng dụng nguyên lí của sinh thái học để
A. đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về trạng thái gần nhất với trạng thái tự nhiên của nó.
B. đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về trạng thái ban đầu của nó.
C. đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về trạng thái mà con người mong muốn.
D. chuyển đổi các hệ sinh thái đã bị suy thoái thành các hệ sinh thái nhân tạo.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết sinh thái học phục hồi.
Lời giải chi tiết:
Sinh thái học phục hồi là khoa học ứng dụng nguyên lí của sinh thái học để đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về trạng thái gần nhất với trạng thái tự nhiên của nó.
Đáp án A.
Câu 2
Khôi phục hoàn toàn trạng thái ban đầu của các hệ sinh thái tự nhiên là việc
A. không thể thực hiện được.
B. rất khó thực hiện.
C. luôn khả thi.
D. rất khả thi nếu con người biết điều chỉnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết sinh thái học phục hồi.
Lời giải chi tiết:
Khôi phục hoàn toàn trạng thái ban đầu của các hệ sinh thái tự nhiên là việc không thể thực hiện được.
Câu 3
Sinh thái học bảo tồn là một nhánh của sinh thái học và sinh học tiền hóa, nhằm mục đích
A. tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài sinh vật.
B. tìm cách tiết kiệm nhất để bảo tồn các loài và môi trường sống của chúng.
C. tìm cách nhanh chóng nhất để bảo tồn các loài và môi trường sống của chúng.
D. tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài và môi trường sống của chúng.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết sinh thái học phục hồi và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Sinh thái học bảo tồn là một nhánh của sinh thái học và sinh học tiền hóa, nhằm mục đích tìm cách nhanh chóng nhất để bảo tồn các loài và môi trường sống của chúng.
Đáp án C.
Câu 4
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sinh thái bảo tồn?
A. Hạn chế các tác động xấu từ môi trường và con người đến các loài sinh vật hoang dã, bảo vệ môi trường sống cũng như sức khoẻ cho sinh vật.
B. Bảo vệ và duy trì ổn định quần thể các loài hoang dã ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Giữ gìn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sinh học và đảm bảo sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên sinh học.
D. Thúc đẩy sự khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi sức khoe, tính toàn vẹn và tính bền vững của các hệ sinh thái đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệm vụ của sinh thái học bảo tồn.
Lời giải chi tiết:
Giữ gìn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sinh học và đảm bảo sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên sinh học.
Đáp án D.
Câu 5
Con người cần phải bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng vì
A. các hệ sinh thái là tổ hợp của các loài sinh vật với môi trường sống của chúng.
B. các hệ sinh thái cung cấp cho con người rất nhiều sản phẩm vật chất.
C. các hệ sinh thái có vai trò sinh thái quan trọng, cung cấp các dịch vụ sinh thái.
D. các hệ sinh thái là tổ hợp của các loài sinh vật với môi trường sống của chúng, cung cấp cho con người rất nhiều sản phẩm vật chất, các dịch vụ sinh thái và có vai trò sinh thái quan trọng.
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của sinh thái học tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Con người cần phải bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng vì các hệ sinh thái có vai trò sinh thái quan trọng, cung cấp các dịch vụ sinh thái.
Câu 6
Để phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái, con người sử dụng các phương pháp nào sau đầy?
A. Cải tạo sinh học và gia tăng sinh học.
B. Trồng lại cây và phủ xanh đất trống.
C. Bổ sung các vật nuôi, cây trồng, tăng cường tính đa dạng sinh vật trong hệ sinh thái.
D. Xử íl ô nhiễm môi trường, loại bỏ các yếu ốt gây hại trong hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Dựa vào các hệ sinh thái đang bị suy thoái.
Lời giải chi tiết:
Để phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái, con người sử dụng các phương pháp: Cải tạo sinh học và gia tăng sinh học.
Đáp án A.
Câu 7
Khái niệm về phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới vào năm 2002 gồm các nội dung nào sau đây?
A. Đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định.
B. Thực hiện tiền bộ và công bằng xã hội.
C. Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kệim tài nguyên, bảo vệ môi trường sống.
D. Đảm bảo sự tăng trưởng kinh ết nổ định; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sống.
Phương pháp giải:
Dựa vào Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới vào năm 2002.
Lời giải chi tiết:
Khái niệm về phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới vào năm 2002 gồm các nội dung: Thực hiện tiền bộ và công bằng xã hội.
Đáp án B.
Câu 8
Mục tiêu chung của phát triển bền vững là đảm bảo mọi người dân được đáp ứng
A. đầy đủ về lương thực, thực phẩm, nhà ở và quần áo.
B. khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường sống và phát triển kinh tế.
C. nhu cầu thiết yếu về kinh tế, văn hóá xã hội và được sống trong môi trường an toàn.
D. phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững.
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu chung của phát triển bền vững.
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu chung của phát triển bền vững là đảm bảo mọi người dân được đáp ứng nhu cầu thiết yếu về kinh tế, văn hóá xã hội và được sống trong môi trường an toàn.
Đáp án C.
Câu 9
Thuộc tính nào sau đây không phải là điều kiện của nông nghiệp bền vững?
A. Tôn trọng môi trường, bảo ồtn và quản íl hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. Đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ cho người nông dân.
C. Không gây ảnh hưởng xấu và đảm bảo ựs phát triền của các thế hệ tương lai.
D. Cho năng suất, sản lượng và thu nhập cao ở cả thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai.
Phương pháp giải:
Dựa vào điều kiện của nông nghiệp bền vững.
Lời giải chi tiết:
Đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ cho người nông dân.
Đáp án B.
Câu 10
Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Giáo dục và khuyến khích mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
B. Các cơ quan chức năng xử lí ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường.
C. Ngăn ngừa các hành động và các yếu ốt gây hại môi trường.
D. Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Lời giải chi tiết:
Các cơ quan chức năng xử íl ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường.
Đáp án B.
Câu 11
Dựa vào khả năng tái tạo, có thể chia các loại tài nguyên thiên nhiên thành những nhóm nào sau đây?
A. Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo và tài nguyên khí hậu.
B. Tài nguyên không tái tạo, tài nguyên tái tạo và tài nguyên vĩnh cửu.
C. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng.
D. Con người, tài nguyên vật chất và tài nguyên năng lượng.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại tài nguyên thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào khả năng tái tạo, có thể chia các loại tài nguyên thiên nhiên thành: tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo và tài nguyên khí hậu.
Câu 12
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên tái tạo là gì?
A. Khai thác phù hợp với khả năng tái tạo của tài nguyên.
B. Đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí để khai thác tiết kiệm và lâu dài.
C. Nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
D. Khai thác có chiến lược theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
Phương pháp giải:
Dựa vào biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tái tạo.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên tái tạo là khai thác phù hợp với khả năng tái tạo của tài nguyên.
Câu 13
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên không tái tạo là gì?
A. Khai thác phù hợp với khả năng tái tạo của tài nguyên.
B. Đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí để khai thác tiết kiệm, lâu dài.
C. Nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
D. Khai thác có chiến lược theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
Phương pháp giải:
Dựa vào biện pháp sử dụng hợp lý nhóm tài nguyên không tái tạo.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên không tái tạo là: Đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí để khai thác tiết kiệm, lâu dài.
Đáp án B.
Câu 14
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên khí hậu là gì?
A. Khai thác phù hợp với khả năng tái tạo của tài nguyên.
B. Đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí để khai thác tiết kiệm, lâu dài.
C. Nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
D. Khai thác có chiến lược theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.
Phương pháp giải:
Dựa vào biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp sử dụng hợp lí nhóm tài nguyên khí hậu là: Nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đáp án C.
Câu 15
Chính sách dân số ở hầu hết các nước trên thế giới là nhằm mục đích
A. gia tăng dân số để có nhiều lao động.
B. giảm gia tăng dân số để giảm tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp và thiếu nhà ở,...
C. duy trì dân số ổn định với mức sinh thay thế.
D. điều chỉnh dân số cho phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách dân số thế giới.
Lời giải chi tiết:
Chính sách dân số ở hầu hết các nước trên thế giới là nhằm mục đích điều chỉnh dân số cho phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Đáp án D.
Câu 16
Chính sách "Kể hoạch hóa gia đình" ở nước ta giai đoạn 1982 - 2015 có nội dung là gì?
A. Mỗi gia đinh chỉ nên có 2 con và khoảng cách giữa 2 con là 5 năm.
B. Gai tăng dân số để có nhiều lao động phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
C. Gảim gia tăng dân số để giảm tình trạng thất nghiệp, htu nhập thấp và thiếu nhà ở,...
D. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh cho phù hợp với khả năng và điều kiện nuôi dạy của mình.
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Lời giải chi tiết:
Chính sách "Kể hoạch hóa gia đình" ở nước ta giai đoạn 1982 - 2015 có nội dung là: Mỗi gia đinh chỉ nên có 2 con và khoảng cách giữa 2 con là 5 năm.
Đáp án A.
Câu 17
Pháp lệnh dân số của nước ta từ 2016 đền nay quy định:
A. Mỗi gia đình chỉ nên có 2con và khoảng cách giữa 2con là 5năm.
B. Gai tăng dân số để có nhiều lao động phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
C. Gảim gia tăng dân số để giảm tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp và thiếu nhà ở,...
D. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh cho phù hợp với khả năng và điều kiện nuôi dạy của mình.
Phương pháp giải:
Dựa vào pháp lệnh dân số nước ta.
Lời giải chi tiết:
Pháp lệnh dân số của nước ta từ 2016 đền nay quy định: Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh cho phù hợp với khả năng và điều kiện nuôi dạy của mình.
Đáp án D.
Câu 18
Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp mọi người dân
A. có đủ nhận thức, ý thức và năng lực bảo vệ môi trường.
B. có hiểu biết về các vấn đề môi trường, phân tích được nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề đó, từ đó đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường.
C. có trách nhiệm và thái độ đúng đắn với môi trường và sẵn sàng bảo vệ môi trường.
D. có khả năng và kĩ năng hành động vì môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu của giáo dục môi trường.
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp mọi người dân có đủ nhận thức, ý thức và năng lực bảo vệ môi trường.
Đáp án A.
Câu 19
Các biện pháp giáo dục môi trường thường được lựa chọn áp dụng phù hợp theo từng nhóm đối tượng và lứa tuổi. Biện pháp nào sau đây phù hợp với lứa tuổi học sinh?
A. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện và các cuộc vận động để giáo dục môi trường.
B. Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động dạy-học và hoạt động khác của các nhà trường.
C. Lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
D. Đào tạo chuyên sâu, thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phù hợp của biện pháp với lứa tuổi.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp phù hợp lứa tuổi học sinh: Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động dạy-học và hoạt động khác của các nhà trường.
Đáp án B.
Câu 20
Các biện pháp giáo dục môi trường thường được lựa chọn áp dụng phù hợp theo từng nhóm đối tượng và lứa tuổi. Biện pháp nào sau đây phù hợp với cộng đông?
A. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện và các cuộc vận động để giáo dục môi trường.
B. Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động dạy - học và hoạt động khác của các nhà trường.
C. Lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
D. Đào tạo chuyên sâu, thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phù hợp của biện pháp với lứa tuổi.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp phù hợp với cộng đồng: Đào tạo chuyên sâu, thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực.
Đáp án D.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 8 trang 99, 100, 101 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 7 trang 67, 68, 69 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 6 trang 42, 43, 44 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 5 trang 34, 35, 36 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 31, 32, 33 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 8 trang 99, 100, 101 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 7 trang 67, 68, 69 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 6 trang 42, 43, 44 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 5 trang 34, 35, 36 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 31, 32, 33 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức