Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 3 trang 27, 28, 29 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức>
Phép lai nào sau đây đã giúp Correns phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Phép lai nào sau đây đã giúp Correns phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân?
A.Lai phân tích.
B. Lai cận huyết.
C. Lai tế bào.
D. Lai thuận nghịch.
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết về di truyền ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Lai thuận nghịch đã giúp Correns phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân.
Đáp án D.
Câu 2
Giải thích nào dưới đây về cơ chế di truyền của bệnh trong phả hệ là đúng (Các ô tô đen thể hiện những người bị bệnh)?
A. Bệnh do gene trội nằm trên NST thường quy định.
B. Bệnh do gene trội nằm trên NST giới tính Xquy định.
C. Bệnh do gene nằm trong ti thể quy định.
D. Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Phương pháp giải:
Quan sát phả hệ trên.
Lời giải chi tiết:
Bệnh do gene nằm trong ti thể quy định vì cứ mẹ bị bệnh thì các con sẽ bị bệnh.
Đáp án C.
Câu 3
Nhận định nào dưới đây về gene trong tế bào chất là đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng).
Phương pháp giải:
Quan sát bảng thông tin trên.
Lời giải chi tiết:
A, C đúng.
B, D sai.
Câu 4
Nhận định nào dưới đây về mối quan hệ giữa kiểu gene, kiểu hình và môi trường là đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng).
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
B, D đúng.
A, C sai.
Câu 5
Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến?
A. Trên một cây có hoa màu đỏ xuất hiện cành có hoa màu hồng.
B. Tắc kè biền đối màu sắc tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.
C. Khi nhiệt độ nhỏ hơn 25 °C, lông ở các vùng tai, mũi và chân của thỏ Hymalaya mọc lên có màu đen mà không phải màu trắng.
D. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da của người bị đen sạm.
Phương pháp giải:
Thường biến là những thay đổi về kiểu hình của một cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường sống, không làm thay đổi cấu trúc gen. Điều này có nghĩa là, mặc dù ngoại hình hoặc một số đặc điểm của cá thể có thể thay đổi, nhưng bản chất di truyền (kiểu gen) của chúng vẫn giữ nguyên.
Lời giải chi tiết:
Trên một cây có hoa màu đỏ xuất hiện cành có hoa màu hồng không phải là thường biến.
Đáp án A.
Câu 6
Một gene chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở nhiệt độ môi trường thấp khoảng (25 °C) nhưng ở nhiệt độ cao (bằng hoặc trên 30 °C) thì không biểu hiện. Giải thích nào dưới đây về hiện tượng này là đúng?
A. Ở điều kiện nhiệt độ cao, gene bị biến tính.
B. Sản phẩm của gene có thể vẫn được tạo ra khi môi trường có nhiệt độ cao, nhưng không có chức năng.
C. Ởđiều kiện nhiệt độ cao, gene bị đột biến làm mất chức năng.
D. Sản phẩm của gene không bị thay đổi cấu hình không gian khi ở nhiệt độ thấp.
Phương pháp giải:
Một gene chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở nhiệt độ môi trường thấp khoảng (25 °C) nhưng ở nhiệt độ cao (bằng hoặc trên 30 °C) thì không biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm của gene có thể vẫn được tạo ra khi môi trường có nhiệt độ cao, nhưng không có chức năng.
Đáp án B.
Câu 7
Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính dựa trên những nguồn biến dị nào dưới đây là chính? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng).
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
A, B, D đúng.
C sai.
Câu 8
Cho các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính:
1. Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến để tạo ra nguồn biến dị.
2. Tìm kiềm các biến dị di truyền ưa thích xuất hiện trong tự nhiên.
3. Tạo dòng thuần chủng mang biến dị di truyền.
4. Lai các dòng biến dị di truyền với nhau và tìm ra ổt hợp gene mong muốn.
5. Chọn lọc và duy trì dòng thuần mang tổ hợp gene mong muốn.
Phương án nào dưới đây thể hiện đúng trình tự các bước cần tiến hành để tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính?
A.2→3→1→4.
B.1→2→3→4.
C.2→3→4→5.
D.1→4→3→5.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
2→3→4→5.
Đáp án C.
Câu 8
Nêu các đặc điểm của di truyền gene ngoài nhân.
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân là:
- Kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau.
- Đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.
Câu 10
Nêu các ứng dụng thực tiễn của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Một số ứng dụng thực tiễn khác của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân trong y học và nông nghiệp:
- Trong y học: Ở người, bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân gây nên, đột biến gene ti thể là một trong những nguyên nhân đó. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (Thee-Parent In Vitro Fertilization gọi tắt là TPIVF) được ứng dụng nhằm sinh ra các em bé từ một cha và hai mẹ đã giúp những phụ nữ mắc bệnh do gene trong ti thể bị đột biến có thể sinh con không mắc bệnh. Năm 2017, Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép ứng dụng phương pháp TPIVF. Phương pháp TPIVF được thực hiện như sau: Lấy nhân từ trứng của người mẹ bị bệnh di truyền tế bào chất rồi chuyển vào trứng đã loại bỏ nhân (vẫn chứa DNA ti thể) từ người cho trứng không bị bệnh di truyền tế bào chất; cho thụ tinh nhân tạo giữa trứng chuyển nhân với tinh trùng của người bố, sau đó đưa trứng đã thụ tinh trở lại tử cung của người mẹ; con sinh ra khoẻ mạnh, có hệ gene trong nhân của bố và mẹ (cho nhân), có hệ gene trong tế bào chất của người cho trứng đã loại bỏ nhân.
- Trong nông nghiệp: Trong các thí nghiệm lai giống đối với những tính trạng do gene ngoài nhân quy định, cần chú ý lựa chọn cá thể cái mang nhiều tính trạng tốt, giúp con lai có nhiều tính trạng giống mẹ.
Câu 11
Nguyên nhân nào khiến cho gene ngoài nhân luôn di truyền theo dòng mẹ?
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Lượng tế bào chất của giao tử cái lớn hơn giao tử đực: Trong quá trình thụ tinh, giao tử cái (trứng) cung cấp hầu hết tế bào chất cho hợp tử, trong khi giao tử đực (tinh trùng) chủ yếu cung cấp nhân. Do đó, hợp tử nhận được hầu hết các bào quan có chứa gen ngoài nhân từ mẹ.
Câu 12
Làm thế nào để có thể biết được một tính trạng nào đó là do gene ngoài nhân quy định?
Phương pháp giải:
Vận dụng đặc điểm của di truyền gene ngoài nhân.
Lời giải chi tiết:
Để xác định một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân (hay gen tế bào chất) quy định, chúng ta thường sử dụng phép lai thuận nghịch.
Câu 13
Làm thế nào để biết được một biến dị nào đó là thường biến?
Phương pháp giải:
Thường biến là những thay đổi về kiểu hình của một cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường sống, không làm thay đổi cấu trúc gen. Điều này có nghĩa là, mặc dù ngoại hình hoặc một số đặc điểm của sinh vật có thể thay đổi, nhưng bản chất di truyền của chúng vẫn giữ nguyên.
Lời giải chi tiết:
Để xác định một biến dị là thường biến, chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:
- Điều kiện môi trường: Nếu biến dị xuất hiện ở nhiều cá thể trong cùng một điều kiện môi trường, khả năng cao đó là thường biến.
- Tính chất của biến dị: Nếu biến dị có tính chất tạm thời, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc gen và không di truyền, thì đó là thường biến.
Câu 14
Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gene?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm mức phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Mức phản ứng là khái niệm quan trọng trong di truyền học, nó chỉ tập hợp tất cả các kiểu hình có thể xuất hiện từ một kiểu gen nhất định khi đặt trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 15
Một tập hợp các cá thể như thế nào được gọi là một giống vật nuôi?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm giống vật nuôi.
Lời giải chi tiết:
Giống vật nuôi là một nhóm các cá thể vật nuôi cùng loài, có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền và được con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thường có những đặc điểm chung về ngoại hình, năng suất và các đặc tính khác, được chọn lọc và duy trì qua nhiều thế hệ.
Câu 16
Nêu trình tự các bước tạo giống vật nuôi và cây trồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình tạo giống vật nuôi và cây trồng.
Lời giải chi tiết:
Các bước:
(1) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(2) Lai các dòng thuần chủng với nhau.
(3) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
(4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Câu 17
Tại sao người ta nói sự di truyền của tính trạng là di truyền mức phản ứng của kiểu gene?
Phương pháp giải:
Dựa vào mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình.
Lời giải chi tiết:
- Kiểu gen được di truyền: Khi sinh sản, con cái nhận được một nửa bộ gen từ bố và một nửa từ mẹ. Do đó, kiểu gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Mức phản ứng cũng được di truyền: Mức phản ứng được quy định bởi kiểu gen. Vì vậy, khi kiểu gen được truyền lại, mức phản ứng cũng được truyền theo.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa gen và môi trường: Kiểu hình cuối cùng của một cá thể là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường sống. Do đó, khi nói về sự di truyền, chúng ta không chỉ nói về sự di truyền của các gen mà còn nói về sự di truyền của khả năng phản ứng của các gen đó trước các điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 18
Điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của một kiểu gene như thể nào? Giải thích.
Phương pháp giải:
Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình.
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự biểu hiện kiểu hình:
Môi trường là tổng hợp các yếu tố bên ngoài tác động lên sinh vật, từ các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,đất, nước cho đến các yếu tố xã hội. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự biểu hiện của gen, tạo nên sự đa dạng về kiểu hình của các cá thể cùng một loài.
Cơ chế ảnh hưởng:
- Kích hoạt hoặc ức chế gen: Môi trường có thể kích thích hoặc ức chế sự hoạt động của các gen nhất định. Ví dụ,khi nhiệt độ giảm, một số gen quy định tổng hợp protein chống lạnh sẽ được kích hoạt.
- Thay đổi sản phẩm của gen: Môi trường có thể ảnh hưởng đến quá trình phiên mã, dịch mã và sau dịch mã, từ đó làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein.
- Thay đổi tốc độ phản ứng sinh hóa: Môi trường có thể làm thay đổi tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, ảnh hưởng đến sự hình thành các tính trạng.
Câu 19
Tại sao các nhà khoa học hay sử dụng gene trong it thể để truy tìm nguồn gốc tiến hóá của loài người?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của gene ti thể.
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của DNA ti thể trong nghiên cứu tiến hóa:
- Xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm người: Bằng cách so sánh trình tự DNA ti thể của các cá thể thuộc các nhóm người khác nhau, các nhà khoa học có thể xây dựng cây phả hệ di truyền, từ đó xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm người.
- Theo dõi các làn sóng di cư của loài người: DNA ti thể giúp các nhà khoa học tái hiện lại các cuộc di cư của loài người từ châu Phi ra các châu lục khác.
- Xác định nguồn gốc địa lý của các quần thể: Bằng cách so sánh DNA ti thể với các cơ sở dữ liệu di truyền, các nhà khoa học có thể xác định nguồn gốc địa lý của các quần thể người hiện đại.
Câu 20
Phân biệt di truyền ngoài nhân và di truyền NST.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức chương 2 và chương 3.
Lời giải chi tiết:
Di truyền qua tế bào chất | Di truyền qua nhân |
- Gen quy định nằm ở các bào quan trong tế bào chất. - Số lượng gen ít. - ADN có dạng vòng. - Di truyền theo dòng mẹ. - Sự di truyền qua tế bào chất không tuân theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen trong nhân. |
- Gen quy định tính trạng nằm ở các NST trong nhân tế bào. - Số lượng gen nhiều. - ADN có dạng xoắn kép. - Tế bào sinh dục đực và cái có vai trò ngang nhau. - Sự di truyền tuân theo các quy luật di truyền chặt chẽ. |
Câu 21
Có thể giải thích hiện tượng đốm trắng trên lá cây vạn niên thanh là do gene ngoài nhân quy định được không? Giải thích. Theo em, làm thể nào có thể kiểm chứng được câu trả lời?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mở rộng học thuyết di truyền NST.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng đốm trắng trên lá cây vạn niên thanh thường được giải thích là do sự đột biến của gen nằm trong lục lạp - một loại gen ngoài nhân.
Màu xanh của lá là do chất diệp lục trong lục lạp, khi gen trong lục lạp bị đột biến làm chất diệp lục không được hình thành có thể dẫn đến lá có màu trắng.
Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 8 trang 99, 100, 101 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 7 trang 67, 68, 69 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 6 trang 42, 43, 44 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 5 trang 34, 35, 36 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 31, 32, 33 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 8 trang 99, 100, 101 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 7 trang 67, 68, 69 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 6 trang 42, 43, 44 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 5 trang 34, 35, 36 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức
- Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 31, 32, 33 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức