Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng trang 46, 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo


Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

16.1

Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời tạo ra hiện tượng quang hợp.

B. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.

C. Ánh sáng mặt trời làm pin quang điện hoạt động.

D. Ánh sáng mặt trời làm nóng bếp mặt trời.

Lời giải chi tiết:

Chọn B. (Vì: hiện tượng này là phản xạ ánh sáng.)

16.2

Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

 

A. Hình (1).

B. Hình (2).

C. Hình (3).

D. Hình (4).

Lời giải chi tiết:

Chọn D. (Vì: Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ cũng sẽ bằng góc tới. Nên tia phản xạ và tia tới sẽ đối xứng nhau qua pháp tuyến của gương.)

16.3

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới.

B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

C. Tia phản xạ luôn song song với tia tới.

D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Phương pháp giải:

Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ.

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

16.4

Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán?

A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương.

B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng.

C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng.

D.Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.( Vì: Phản xạ khuếch tán là sự phản xạ ánh sáng hoặc các sóng hoặc hạt khác từ một bề mặt sao cho tia tới trên bề mặt bị tán xạ theo nhiều góc chứ không chỉ ở một góc.)

16.5

Tính góc phản xạ trong các trường hợp sau:

a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng.

b) Tia sáng tới tạo với tia phản xạ một góc 90°.

Phương pháp giải:

Góc phản xạ (r) bằng góc tới (i) tức là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Lời giải chi tiết:

a) Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng, tức là tia tới trùng với pháp tuyến của gương, nên góc tới i = 0° mà i = r nên góc phản xạ r = 0°.

b) Tia sáng tới tạo với tia phản xạ một góc 90°, mà i = r nên góc phản xạ r = i = 45°.

16.6

Hãy vẽ ký hiệu gương phẳng trong hình dưới đây, sao cho tia sáng xuất phát từ điểm A, đến gặp gương tại O rồi cho tia sáng phản xạ đi qua điểm B.

Lời giải chi tiết:

Vẽ đường phân giác của góc giữa tia sáng tới và tia sáng phản xạ, đường phân giác đó chính là pháp tuyến của mặt gương.

Sau đó vẽ mặt gương vuông góc với đường phân giác trên.

16.7

Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1) sau khi phản xạ trên gương thì cho tia phản xạ IB.

Lời giải chi tiết:

Vẽ pháp tuyến của gương (2) tại I, vẽ tia tới JI đến gương (2) sao cho góc tới bằng góc phản xạ đã cho ban đầu.

Tia tới JI của gương (2) chính là tia phản xạ JI của gương (1) tại điểm J.

Vẽ pháp tuyến của gương (1) tại J, vẽ tia tới SI của gương (1) tại J sao cho góc tới bằng góc phản xạ vừa vẽ.

16.8

Hãy cho biết hiện tượng phản xạ gương hay phản xạ khuếch tán sẽ xảy ra khi có một chùm ánh sáng chiếu tới một bề mặt trong từng trường hợp sau. Giải thích.

a) Đáy chậu bằng nhôm, bóng.

b) Mặt hồ nước phẳng lặng.

c) Bề mặt ví da đã cũ.

d) Tấm vải.

e) Gương soi.

g) Tấm bìa cứng.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng phản xạ gương xảy ra với các vật có bề mặt nhẫn bóng như: đáy chậu bằng nhôm bóng, mặt hồ nước phẳng lặng, gương soi.

Hiện tượng phản xạ khuếch tán xảy ra với các vật có bề mặt xù xì, gồ ghề như: bề mặt ví da đã cũ, tấm vải, tấm bìa cứng.

16.9

Chiếu một tia sáng tới tạo với mặt một gương phẳng một góc 65°. Góc hợp bởi tia sáng phản xạ và tia sáng tới bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa cho câu trả lời của em.

Phương pháp giải:

Góc phản xạ (r) bằng góc tới (i) tức là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Lời giải chi tiết:

Tia sáng tới tạo với mặt một gương phẳng một góc 65°, nên góc tới i = 90° - 65° = 25°. Và góc phản xạ r = 25°. Góc hợp bởi tia sáng phản xạ và tia sáng tới bằng 50°.

Hình minh họa:

16.10

Một học sinh thực hiện thí nghiệm khảo sát sự phản xạ ánh sáng bằng cách chiếu một tia ánh sáng theo phương nằm ngang lên mặt một gương phẳng. Học sinh này nhìn thấy tia sáng phản xạ có phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên. Hãy vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ gương phẳng, tia sáng phản xạ và xác định góc tới trong thí nghiệm này.

Lời giải chi tiết:

Tia tới nằm ngang và tia phản xạ hướng thẳng đứng nên góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 90°. Góc tới = góc phản xạ = 45°.

Hình minh họa:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí