Bài 13. Độ to và độ cao của âm trang 39, 40, 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo>
Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
13.1
Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?
A. (1). |
B. (2). |
C. (3). |
D. (4). |
Lời giải chi tiết:
Ta có: Biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị.
Chọn B.
13.2
Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz. |
B. 8,5 Hz. |
C. 1024 Hz. |
D. 256 Hz. |
Phương pháp giải:
Biểu thức tính tần số dao động: \(f = \frac{n}{t}\)
+) f: tần số dao động của vật (Hz)
+) n: Số dao động của vật (dao động)
+) t: thời gian vật thực hiện dao động (s)
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
n = 512 dao động
t = 1 s
f = ?
Lời giải:
Tần số dao động của vật là:
\(f = \frac{n}{t} = \frac{{512}}{1} = 512\)(Hz)
Chọn A.
13.3
Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
A. Biên độ âm. |
B. Tần số âm. |
C. Tốc độ truyền âm. |
D. Môi trường truyền âm. |
Lời giải chi tiết:
Ta có: Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ.
Chọn A.
13.4
Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
A. Độ to. |
B. Độ cao. |
C. Tốc độ lan truyền. |
D. Biên độ. |
Lời giải chi tiết:
Ta có: Khi chúng ta nghe, âm bổng được gọi là âm cao, âm trầm được gọi là âm thấp.
Chọn B.
13.5
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Sóng âm được tạo ra bởi (1)… của nguồn âm.
b) Độ to của âm có liên hệ với (2)…
c) Độ cao của âm có liên hệ với (3)…
d) Vật dao động càng mạnh thì (4)… Càng lớn, và sóng âm nghe được có (5)… càng lớn.
e) nguồn âm dao động càng nhanh thì (6)… càng lớn phải sóng âm nghe được có (7)… càng lớn.
Lời giải chi tiết:
a) (1) dao động.
b) (2) biên độ âm.
c) (3) tần số âm.
d) (4) biên độ, (5) độ to.
e) (6) tần số, (7) độ cao.
13.6
Cho bốn âm thoa có tần số dao động tương ứng như hình. Hãy sắp xếp các âm thoa này theo thứ tự âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Âm có tần số càng nhỏ thì nghe âm càng trầm, âm có tần số càng cao thì nghe âm càng bổng.
Thứ tự âm thoa có âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất là: 128 Hz, 256 Hz, 512 Hz, 1024 Hz.
13.7
Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Dựa trên đồ thị này, hãy vẽ phác họa đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi và độ to nhỏ hơn so với sóng âm trên.
Lời giải chi tiết:
Đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi (có số đỉnh gấp đôi) và độ to nhỏ hơn so với sóng âm đã cho (độ cao của đỉnh thấp hơn).
13.8
Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh.
a) Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp vào bảng sau.
Lần gõ |
Đường kính nắp (cm) |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
b) Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
c) Với một lực gõ như nhau, đặc trưng nào của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ?
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
Lần gõ |
Đường kính nắp (cm) |
1 |
12 |
2 |
16 |
3 |
18 |
b) Âm phát ra từ nắp vung có đường kính 18 cm nghe bổng nhất.
c) Với một lực gõ như nhau, độ cao của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ.
13.9
a) Hãy làm một chiếc kèn ống hút theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Chọn ba ống hút nhựa và cắt chúng thành ba đoạn ống có chiều dài khác nhau.
Bước 2: Ép dẹt đầu trên mỗi đoạn ống và cắt vát góc của chúng.
Bước 3: Dùng băng dính dán ba đoạn ống hút thành một dãy.
b) Thổi hơi xuống mỗi đoạn ống hút và lắng nghe âm thanh do chúng phát ra. Âm thanh phát ra từ đoạn ống nào nghe bổng nhất?
Lời giải chi tiết:
a) Học sinh làm theo hướng dẫn.
b) Đoạn ống hút ngắn nhất cho âm khi thổi nghe bổng nhất.
13.10
Một người thổi sáng tạo ra hai âm với hai thao tác sau:
- Dùng các ngón tay bịt kín tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình a).
- Để hở tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình b).
Trong trường hợp nào âm thanh phát ra trầm hơn? Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Khi bịt chặt cả 6 lỗ trên ống sáo (Hình a) thì cột không khí dao động trong ống dài hơn so với khi để hở cả 6 lỗ (Hình b), tần số âm nhỏ. Vì vậy, thao tác ở Hình a sẽ tạo ra âm trầm hơn.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Sinh sản ở sinh vật trang 90, 91, 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật trang 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Sinh sản ở sinh vật trang 90, 91, 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật trang 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo