Bài 11. Nguồn điện hóa học trang 38, 39 SBT Hóa 12 Cánh diều>
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
11.1
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
a) Nguồn điện ...(1)... là một loại nguồn điện được tạo ra bằng cách sử dụng các phản ứng hoá học để tạo ra ...(2)....
b) Phản ứng trong pin điện hoá diễn ra trong điều kiện …(1)... (tương ứng với hai điện cực) ở hai khu vực khác nhau được nối với nhau bởi dây dẫn. Khi đó, dòng electron được chuyển gián tiếp từ ...(2)... sang chất oxi hoá thông qua dây dẫn điện, ta có pin ...(3)....
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về nguồn điện.
Lời giải chi tiết:
a) (1) hoá học, (2) điện năng
b) (1) cặp oxi hoá khử, (2) chất khử, (3) điện hoá.
11.2
Những phát biểu nào sau đây là không đúng?
(a) Một ưu điểm của acquy là tái sử dụng được nhiều lần.
(b) Phản ứng xảy ra trong acquy cũng giống như phản ứng xảy ra trong pin Galvani nhưng có thể đảo ngược.
(c) Acquy không gây ô nhiễm môi trường.
(d) Acquy là nguồn điện hoá học có thể hoạt động liên tục.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Sai. Trong acquy có chứa các thành phần gây ô nhiễm môi trường.
d) Sai. Khi sử dụng acquy một thời gian cần phải sạc acquy lại.
11.3
Nhận định nào sau đây về pin nhiên liệu là không đúng?
A. Khác với acquy, chất phản ứng của pin nhiên liệu phải được cung cấp liên tục từ nguồn bên ngoài.
B. Pin nhiên liệu tạo ra điện năng nhờ năng lượng mặt trời.
C. Pin nhiên liệu biến đổi trực tiếp năng lượng hoá học thành điện năng.
D. Một trong những hạn chế của pin nhiên liệu là sự lưu trữ nhiên liệu.
E. Khi sử dụng, pin nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào ưu, nhược điểm của một số loại pin.
Lời giải chi tiết:
A. Đúng.
B. Sai. Điện năng sinh ra từ pin nhiên liệu là nhờ quá trình giải phóng điện tử của nhiên liệu.
C. Đúng.
D. Đúng.
E. Sai. Một số loại pin nhiên nhiệu sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá thạch vẫn sản sinh ra khí thải gây ô nhiễm môi trường
11.4
Trong pin Galvani, thành phần nào dưới đây không phải là một phần cấu tạo nhất định phải có trong pin?
A. Điện cực dương. B. Điện cực âm.
C. Cầu muối. D. Dây dẫn điện.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
Pin Galvani có cấu tạo gồm: điện cực dương, điện cực âm, cầu muối.
Đáp án D
11.5
Khi nói về cầu muối trong pin Galvani, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Cầu muối có tác dụng trung hoà điện tích của dung dịch trong pin.
(b) Cầu muối cho phép dòng điện chạy qua.
(c) Dòng điện chạy qua cầu muối là dòng electron.
(d) Muối trong cầu muối luôn cố định là KCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
(a) Đúng.
(b) Đúng.
(c) Sai. Dòng điện qua cầu muối là dòng các ion
(d) Sai. Muối được dùng trong cầu muối có thể là NaCl, NH4Cl…
11.6
Bảng dưới đây mô tả các thành phần của pin Galvani và vai trò của từng thành phần. Hoàn thiện những thông tin còn thiếu trong bảng sau.
Thành phần |
Vai trò |
Ví dụ |
? |
Nơi diễn ra phản ứng khử |
? |
Điện cực âm (anode) |
? |
Zn |
Dung dịch chứa ion của điện cực âm |
Môi trường cho phản ứng oxi hoá |
? |
? |
Môi trường cho phản ứng khử |
Dung dịch AgNO3 |
? |
|
KNO3 |
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
Thành phần |
Vai trò |
Ví dụ |
Điện cực dương (cathode) |
Nơi diễn ra phản ứng khử |
Cu |
Điện cực âm (anode) |
Nơi diễn ra phản ứng oxi hoá |
Zn |
Dung dịch chứa ion của điện cực âm |
Môi trường cho phản ứng oxi hoá |
Zn(NO3)2 |
Dung dịch chứa ion của điện cực dương |
Môi trường cho phản ứng khử |
Dung dịch AgNO3 |
Cầu muối |
Trung hoà điện tích của dung dịch trong pin |
KNO3 |
11.7
Một pin Galvani được cấu tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử sau:
(1) Ag+ + 1e → Ag \(E_{A{g^ + }/Ag}^o\)= 0,799 V
(2) Ni2+ + 2e → Ni \(E_{N{i^{2 + }}/Ni}^o\)= -0,257 V
Khi pin làm việc ở điều kiện chuẩn, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ag được tạo ra ở cực dương, Ni được tạo ra ở cực âm.
B. Ag được tạo ra ở cực dương, Ni2+ được tạo ra ở cực âm.
C. Ag+ được tạo ra ở cực âm và Ni được tạo ra ở cực dương.
D. Ag được tạo ra ở cực âm và Ni2+ được tạo ra ở cực dương.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin điện.
Lời giải chi tiết:
Ag được tạo ra ở cực dương, Ni2+ được tạo ra ở cực âm.
Đáp án B
11.8
Sức điện động chuẩn của pin Galvani được tính như thế nào?
A. Bằng hiệu của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
B. Bằng tổng của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
C. Bằng tích của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
D. Bằng thương của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách tính sức điện động chuẩn của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
Sức điện động chuẩn của pin Galvani được tính bằng hiệu của thế điện cực chuẩn tương ứng của điện cực dương và điện cực âm.
Đáp án A
11.9
Nếu thế khử chuẩn của điện cực dương là 0,80 V và thế khử chuẩn của điện cực âm là –0,76 V thì sức điện động chuẩn của pin Galvani tạo từ hai điện cực trên là bao nhiêu?
A. 1,56 V. B. -1,56 V. C. 0,04 V. D. -0,04 V.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách tính sức điện động chuẩn của pin.
Lời giải chi tiết:
\(E_{pin\,}^0 = E_{( + )}^0 - E_{( - )}^0\)= 0,80 – (-0,76) = 1,56V
Đáp án A
11.10
Khi nói về pin Galvani, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Sức điện động chuẩn của pin Galvani có thể mang giá trị âm.
(b) Khi pin Galvani hoạt động, không có phản ứng hoá học diễn ra.
(c) Pin Galvani cung cấp nguồn điện hoá học.
(d) Sức điện động chuẩn của pin Galvani chỉ có thể mang giá trị dương.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo và nguyên tắc hoạt động pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
(a) Sai. Sức điện động của pin luôn dương.
(b) Sai. Tại hai điện cực, xảy ra quá trình oxi hoá và quá trình khử.
(c) Đúng.
(d) Đúng.
11.11
Khi làm việc, acquy là thiết bị sinh ra dòng điện hoạt động theo nguyên tắc giống như pin Galvani (quá trình acquy phóng điện). Nhưng khác với pin Galvani, acquy có thể tái sử dụng nhờ dùng một dòng điện bên ngoài “ép” phản ứng điện hoá xảy ra khi acquy làm việc theo chiều ngược lại (quá trình sạc điện).
Cho 4 phản ứng sau:
(1) Pb + \(SO_4^{2 - }\) → PbSO4 + 2e
(2) PbO2 + \(SO_4^{2 - }\) + 4H+ + 2e → PbSO4 + 2H2O
(3) Pb + PbO2 + 2\(SO_4^{2 - }\) + 4H+ → 2PbSO4 + 2H2O
(4) 2PbSO4 + 2H2O → Pb + PbO2 + 2\(SO_4^{2 - }\) + 4H+
Hãy chỉ ra:
a) Phản ứng điện hoá xảy ra ở cực dương khi acquy làm việc.
b) Phản ứng điện hoá xảy ra ở cực âm khi acquy làm việc.
c) Phản ứng điện hoá tổng quát xảy ra khi acquy làm việc.
d) Phản ứng xảy ra khi acquy sạc điện.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
(a) Khi làm việc, cực dương xảy ra sự khử => Pư (2): PbO2 + \(SO_4^{2 - }\) + 4H+ + 2e → PbSO4 + 2H2O
(b) Khi làm việc, cực âm xảy ra sự oxi hoá => Pư (1): Pb + \(SO_4^{2 - }\) → PbSO4 + 2e
(c) Phản ứng tổng quát của pin: Pư (3) Pb + PbO2 + 2\(SO_4^{2 - }\) + 4H+ → 2PbSO4 + 2H2O
(d) Khi sạc pin: Pư (4) 2PbSO4 + 2H2O → Pb + PbO2 + 2\(SO_4^{2 - }\) + 4H+
11.12
Xét pin Galvani hoạt động với phương trình tương ứng như sau:
Zn + HgO → ZnO + Hg
Quá trình nào sau đây xuất hiện ở anode?
A. HgO + 2e → Hg + O2- B. Zn2+ + 2e → Zn
C. Zn → Zn2+ + 2e D. Hg + O2- → HgO + 2e
Phương pháp giải:
Quá trình oxi hóa xuất hiện ở anode.
Lời giải chi tiết:
Zn → Zn2+ + 2e
Đáp án C
11.13
Xét pin Galvani hoạt động với phương trình tương ứng:
Zn(s) + Cu2+(aq) → Cu(s) + Zn2+(aq)
Những phương án nào sau đây là đúng?
(a) Điện cực đồng giảm khối lượng và điện cực đồng là cực âm.
(b) Điện cực đồng tăng khối lượng và điện cực đồng là cực dương.
(c) Điện cực kẽm giảm khối lượng và điện cực kẽm là cực âm.
(d) Điện cực kẽm tăng khối lượng và điện cực kẽm là cực dương.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.
Lời giải chi tiết:
(a) Sai. Điện cực Cu là cực dương và khối lượng sẽ tăng sau khi phản ứng
(b) Đúng.
(c) Đúng.
(d) Sai. Kẽm sẽ bị oxi hoá, là cực âm và tan dần sau khi phản ứng.
11.14
Cho một pin Galvani với điện cực Zn và Cu có sức điện động chuẩn là 1,34 V. Sử dụng pin này để thắp sáng một bóng đèn nhỏ với cường độ dòng điện chạy qua là I = 0,02 A. Nếu điện cực kẽm hao mòn 0,1 mol do pin phóng điện thì thời gian tối đa mà pin thắp sáng được bóng đèn là bao nhiêu giờ? Cho biết các công thức:
Q = n.F = I.t, trong đó: Q là điện lượng (C), n là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday (96 500 C mol-1).
Phương pháp giải:
Dựa vào một số công thức điện phân: Q = n.F = I.t
Lời giải chi tiết:
Số mol electron tạo ra khi oxi hóa hoàn toàn 1 mol Zn thành Zn2+ là 2 mol.
Vì vậy, khi oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol Zn sẽ tạo ra 0,2 mol electron.
Ta có: Q = n.F = I.t
\( \to \) 0,1 ´ 2 ´ 96500 = 0,02 ´ t
=> t = 965000s = 268 giờ.
Vậy khi điện cực kẽm hao mòn 0,1 mol thì sẽ thắp sáng được bòng đèn trong thời gian 268 giờ.
11.15
Trong pin nhiên liệu hydrogen, H2 có vai trò tương tự như kim loại mạnh hơn trong pin Galvani. Phản ứng nào sau đây diễn ra ở điện cực dương khi pin nhiên liệu hydrogen hoạt động?
A. 2H2 + O2 → 2H2O B. H2 → 2H+ + 2e
C. O2 + 4H+ + 4e- → 2H2O D. 2H+ + 2e → H2
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin điện.
Lời giải chi tiết:
Tại điện cực dương: O2 + 4H+ + 4e- → 2H2O
Đáp án C
11.16
Những phát biểu nào sau đây về pin nhiên liệu là đúng?
(a) Cho hiệu suất chuyển hoá điện năng cao.
(b) Biến đổi trực tiếp hoá năng thành điện năng nhờ quá trình oxi hoá trực tiếp nhiên liệu.
(c) Gây ô nhiễm môi trường khi hoạt động.
(d) Hoạt động liên tục không nghỉ nếu nhiên liệu được cung cấp liên tục.
Phương pháp giải:
Dựa vào ưu nhược điểm của pin nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
(a) Đúng.
(b) Sai. Oxi hoá gián tiếp
(c) Sai. Đa số các pin nhiên liệu sử dụng nhiên liệu là hydrogen nên không sinh ra sản phẩm gây ô nhiễm
(d) Đúng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều