Bài 5. Amine trang 17, 18, 19 SBT Hóa 12 Cánh diều>
Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống
5.1
Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biểu sau cho phù hợp (mỗi từ hoặc cụm từ có thể điền vào một hoặc nhiều chỗ trống).
a) Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử …(1)… trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon, ta thu được hợp chất …(2)… Tùy thuộc vào số nguyên tử …(3)… bị thay thế mà có …(4)… bậc khác nhau. Trên nguyên tử nitrogen còn …(5)… cặp electron hóa trị riêng.
b) Các amine có tính chất chung là tính …(6)… nên amine tác dụng được với …(7) … tạo muối và một số dung dịch amine làm quỳ tím chuyển màu …(8)…
c) Có thể điều chế alkylamine các bậc bằng cách cho ammonia tác dụng với …(9)… theo tỉ lệ mol thích hợp.
Phương pháp giải:
dựa vào khái niệm của amine.
Lời giải chi tiết:
a) (1) hydrogen; (2): amine; (3): hydrogen; (4) amine; (5) một
b) (6) base; (7) acid; (8) xanh
c) (9) alkyl halide.
5.2
Để rửa sạch chai lọ đựng aniline, nên dùng cách nào sau đây?
A. Rửa bằng xà phòng.
B. Rửa bằng nước.
C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước.
D. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của aniline.
Lời giải chi tiết:
Để rửa sạch chai lọ đựng aniline bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước.
Đáp án D
5.3
Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amine và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi chế biến thực phẩm, nên áp dụng cách nào sau đây?
A. Ngâm cá trong nước để amine tan vào nước.
B. Rửa cá bằng giấm ăn.
C. Rửa cá bằng dung dịch soda (Na2CO3).
D. Rửa cá bằng dung dịch nước muối.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Để khử tanh mùi cá có thể rửa cá bằng giấm ăn.
Đáp án B
5.4
Cho các amine có công thức cấu tạo dưới đây:
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Trong số các amine trên, có 4 amine bậc một.
(b) Trong số các amine trên, có 2 amine bậc hai.
(c) Chất (4) là amine thơm.
(d) Trong số các amine trên, có 1 amine bậc ba.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của amine.
Lời giải chi tiết:
(a) đúng, (1), (2), (3), (4) là amine bậc một
(b) sai, có 1 amine bậc hai
(c) sai, vì gốc hydrocarbon thuộc mạch vòng.
(d) đúng.
5.5
Kết quả phân tích nguyên tố của hợp chất amine thơm X có phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 78,51%; %H = 8,41%; %N = 13,08%. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của X bằng 107. Ứng với công thức phân tử của X, có bao nhiêu amine thơm bậc một, kể cả X?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả phân tích nguyên tố của X.
Lời giải chi tiết:
Số nguyên tử C là: \(\frac{{107.78,51\% }}{{12}} = 7\)
Số nguyên tử H là: \(\frac{{107.8,41\% }}{1} = 9\)
Số nguyên tử N là: \(\frac{{107.13,08\% }}{{14}} = 1\)
CTPT: C7H9N.
Số công thức amine thơm bậc 1 là:
Đáp án C
5.6
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Trong phân tử amine, nguyên tử N liên kết với ít nhất một gốc hydrocarbon.
(b) Amine có tính base gây ra bởi cặp electron tự do trên nguyên tử N.
(c) Amine có tính khử do nguyên tử N trong nhóm chức amine có số oxi hóa – 3.
(d) Trong phân tử amine bậc một có một nguyên tử N liên kết với chỉ một nguyên tử H
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của amine
Lời giải chi tiết:
(a) đúng
(b) đúng
(c) sai, chỉ có amine bậc 1 có tính khử
(d) sai, amine bậc một có một nguyên tử N liên kết với 2 nguyên tử H.
5.7
Phát biểu nào sau đây về methylamine và methane là đúng?
A. Trong cùng điều kiện về áp suất, nhiệt độ sôi của methylamine cao hơn của methane.
B. Giữa các phân tử methylamine không tạo được liên kết hydrogen.
C. Ở điều kiện thường, methylamine là chất lỏng và methane là chất khí
D. Methylamine và methane đều tan kém trong nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của amine
Lời giải chi tiết:
A đúng, vì methylamine có liên kết hydrogen nội phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn methane.
5.8
Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá. Nicotine là một amine và có công thức cấu tạo như hình bên. Công thức phân tử của nicotine là:
A. C10H12N2 B. C10H14N2
C. C12H14N2 D. C12H12N2
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức phân tử của nicotine
Lời giải chi tiết:
Công thức của nicotine là: C10H14N2
Đáp án B
5.9
Nhỏ dung dịch của mỗi chất methylamine, ethylamine, ammonia, aniline vào các mẩu giấy quỳ tím riêng rẽ. Số trường hợp mẩu giấy quỳ tím bị chuyển thành màu xanh
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine
Lời giải chi tiết:
Số chất làm quỳ tím bị chuyển thành màu xanh là: methylamine, ethylamine, ammonia.
Đáp án B
5.10
Vị tanh của cá, đặc biệt là cá mè, là do các amine gây ra, trong đó có amine X. Phân tích nguyên tố đối với X thu được kết quả: %C = 61.02%; %H = 15,25%; %N = 23,73% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của X bằng 59. Bằng các Phương pháp khác, thấy phân tử X có cấu trúc đối xứng cao. Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
(a) Công thức phân tử của X là C3H9N.
(b) Tên của X là propylamine
(c) Công thức cấu tạo của X là (CH3)3N.
(d) Khi cho dung dịch nitrous acid vào dung dịch X thấy có khí nitrogen thoát ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết tủa phân tích của X
Lời giải chi tiết:
Số nguyên tử C là: \(\frac{{59.61,02\% }}{{12}} = 3\)
Số nguyên tử H là: \(\frac{{59.15,25\% }}{1} = 9\)
Số nguyên tử N là: \(\frac{{59.23,73\% }}{{14}} = 1\)
CTPT: C3H9N.
Vì X có cấu trúc đối xứng cao nên CTCT X là: (CH3)3N
(a) đúng
(b) sai, trimethylamine
(c) đúng
(d) sai, sinh ra muối và nước
5.11
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
(a) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine 5% vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 1% thấy trong ống nghiệm xuất hiện dung dịch màu xanh tím.
(b) Nhỏ nước bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch nước của aniline thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
(c) Cho từ từ dung dịch ethylamine vào ống nghiệm chứa dung dịch hỗn hợp acid HCl và NaNO2 ở nhiệt độ thấp (0 – 5oC), thấy có khí không màu bay lên.
(d) Cho từ từ dung dịch ethylamine vào ống nghiệm chứa dung dịch hỗn hợp acid HCl và NaNO2 ở nhiệt độ thường, thu được ethanol.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của amine.
Lời giải chi tiết:
(a) sai, ống nghiệm xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra tạo thành phức xanh lam của đồng.
(b) đúng
(c) đúng
(d) đúng
5.12
Cho các amine là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H11N.
a) Viết công thức cấu tạo của các amine.
b) Trong các amine trên, amine nào là amine bậc một, bậc hai, bậc ba?
c) Gọi tên theo danh pháp thay thế của các amine bậc một trong số các amine trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào đồng phân của amine.
Lời giải chi tiết:
a) Các công thức cấu tạo của các amine là:
1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – NH2
2. CH3 – CH2 – CH(NH2) - CH3
3. (CH3)C – NH2
4. (CH3)2 – CH2 – CH2 – NH2
5. CH3 – CH2 – NH – CH2 – CH3
6. CH3 – NH – CH2 – CH2 – CH3
7. (CH3)2 – CH – NH – CH3
8.
b) Amine bậc một: 1, 2, 3, 4
Amine bậc hai: 5, 6, 7
Amine bậc ba: 8.
c) 1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – NH2: butan – 1 – amine
2. CH3 – CH2 – CH(NH2) - CH3: butan – 2 – amine
3. (CH3)C – NH2: 2 – methylpropan – 2 – amine
4. (CH3)2 – CH2 – CH2 – NH2: 2 – methylpropane – 2 – amine
5.13
Aniline có thể được tổng hợp từ benzene theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Lời giải chi tiết:
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều