Bài 18. Ôn tập chương 4 trang 63, 64, 65, 66 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức>
Chất nào sau đây không phải là hydrocarbon
18.1
Chất nào sau đây không phải là hydrocarbon
A. CH3-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH3-CH2-OH.
Phương pháp giải:
Hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.
Lời giải chi tiết:
CH3-CH2-OH không phải là hydrocarbon.
→ Chọn D.
18.2
Cho các hydrocarbon sau:
Một số nhận định về các hydrocarbon trên là
(1) Số phân tử hydrocarbon không no bằng 5;
(2) Số phân tử alkene bằng 3;
(3) Số phân tử alkyne bằng 2;
(4) Số phân tử thuộc dãy đồng đẳng của benzene bằng 3.
Trong các nhận định này, số nhận định đúng bằng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Alkane là các hydrocarbon no mạch hở chỉ chứa liên kết đơn (liên kết 𝜎) C – H và C – C trong phân tử.
Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết đôi, liên kết ba (gọi chung là liên kết bội) hoặc đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba.
Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết đôi >C = C< trong phân tử.
Alkyne là các hydrocarbon không no, mạch hở có chứa một liên kết ba − C≡C – trong phân tử.
Lời giải chi tiết:
Hydrocarbon không no |
Benzene và đồng đẳng của benzene |
|
Alkene |
Alkyne |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là 4.
→ Chọn D.
18.3
Tên gọi của chất nào sau đây không đúng?
Phương pháp giải:
• Tên theo danh pháp thay thế của alkane mạch phân nhánh:
Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên alkane mạch chính
• Tên của alkene và alkyne mạch không phân nhánh được gọi như sau:
Tên tiền tố - số chỉ vị trí liên kết bội – tên hậu tố
• Tên của alkene, alkyne có mạch nhánh được gọi như sau:
Số chỉ vị trí nhánh – tên mạch nhánh + tên tiền tố (mạch chính) – số chỉ vị trí liên kết bội – tên hậu tố.
• Khi gọi theo tên thay thế, vòng benzene được xem là mạch chính. Khi có hai nhóm thế trên vòng benzene, vị trí của chúng có thể được chỉ ra bằng các chữ số 1,2, 1,3 hay 1,4 hoặc bằng các chữ tương ứng là ortho (o), meta (m) hay para (p).
Lời giải chi tiết:
Tên gọi của chất A không đúng.
→ Chọn A.
18.4
Cho các chất sau: methane, ethylene, acetylene, benzene, toluene và naphthalene.
Số chất ở thể lỏng trong điều kiện thường là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Ở điều kiện thường:
+ methane, ethylene, acetylene là chất khí.
+ benzene, toluene là chất lỏng.
+ naphthalene là chất khí.
Lời giải chi tiết:
Ở điều kiện thường, benzene, toluene là chất lỏng.
→ Chọn B.
18.5
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Alkane không tham gia phản ứng cộng.
B. Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là phản ứng cộng.
C. Benzene và đồng đẳng dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.
D. Styrene dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.
Phương pháp giải:
Phản ứng đặc trưng của alkane là phản ứng thế, alkane không tham gia phản ứng cộng.
Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no là phản ứng cộng.
Benzene và đồng đẳng dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng
Lời giải chi tiết:
Styrene có nhóm vinyl không no, nên styrene dễ tham gia phản ứng cộng hơn phản ứng thế.
→ Chọn D.
18.6
Hợp chất X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn đẫn xuất thế monochlorine. X là
A. pentane. B. isopentane. C. neopentane. D. isobutane.
Phương pháp giải:
Khi có mặt ánh sáng khuếch tán hoặc khi đun nóng, các alkane tham gia phản ứng thế với halogen (chlorine, bromine).
Lời giải chi tiết:
Số dẫn xuất monochlorine khi cho các đồng phân alkane C5H12 phản ứng với chlorine (có chiếu sáng):
Công thức cấu tạo |
Số dẫn xuất monochlorine tạo thành |
|
3 |
|
4 |
|
1 |
2-methylbutane (isopentane) tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn đẫn xuất thế monochlorine.
→ Chọn B.
18.7
Chất lỏng X có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. X là chất nào trong các chất sau đây?
A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphtalene.
Phương pháp giải:
Những hợp chất có liên kết π ở ngoài vòng thơm có khả năng làm mất màu nước bromine, thuốc tím ở điều kiện thường.
Lời giải chi tiết:
Styrene có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
→ Chọn C.
18.8
Cho các chất sau: propane, propene, propyne, butane, but-1-yne, but-2-yne, but-1-ene và cis-but-2-ene.
Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Alk-1-yne có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa.
Lời giải chi tiết:
Các chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là propyne, but-1-yne.
→ Chọn B.
18.9
Cho các phát biểu sau:
(1) Propane và butane được sử dụng làm khí đốt;
(2) Ethene và propene được sử dụng để tổng hợp polymer;
(3) Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu cho đèn xì oxygen-acetylene;
(4) Styrene được sử dụng tổng hợp polymer;
(5) Toluene được sử dụng tổng hợp thuốc nổ.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
LPG (Liquefied Petroleum Gas) là khí đốt chứa propane C3H8 và butane C4H10.
Ethene, propene và styrene được sử dụng để tổng hợp polymer.
Acetylene được sử dụng làm nhiên liệu cho đèn xì oxygen-acetylene.
Toluene được sử dụng tổng hợp thuốc nổ TNT.
Lời giải chi tiết:
Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
→ Chọn A.
18.10
a) Cho các hydrocarbon sau: ethane, ethylene, acetylene, butane, benzene, styrene và naphthalene.
Cho biết trạng thái của các hydrocarbon trên ở điều kiện thường.
b) Tại sao các hydrocarbon không tan hoặc ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ?
Phương pháp giải:
Những chất phân cực tan tốt trong dung môi phân cực, những chất không phân cực hoặc kém phân cực tan tốt trong dung môi không phân cực hoặc kém phân cực.
Lời giải chi tiết:
a) Ethane, ethylene, acetylene và butane là những chất khí; benzene và styrene là những chất lỏng; naphtalene là chất rắn.
b) Phân tử các hydrocarbon không phân cực hoặc kém phân cực, nên không tan hoặc ít tan trong nước (là một dung môi phân cực), nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (là những dung môi phân cực kém (hay ít phân cực).
18.11
Viết đồng phân và gọi tên các alkane, alkene, alkyne có 5 nguyên tử carbon trong phân tử và đồng đẳng của benzene có 8 nguyên tử carbon trong phân tử.
Phương pháp giải:
- Alkane là những hydrocarbon mạch hở, trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn, có công thức chung là CnH2n+2 (n ≥ 1).
Danh pháp:
+ Tên theo danh pháp thay thế của alkane mạch không phân nhánh:
Phần nền (chỉ số lượng nguyên tử carbon) + ane
+ Tên theo danh pháp thay thế của alkane mạch phân nhánh:
Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên alkane mạch chính
- Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết đôi >C = C< trong phân tử.
Alkyne là các hydrocarbon không no, mạch hở có chứa một liên kết ba − C≡C – trong phân tử.
Danh pháp: Tên theo danh pháp thay thế của alkene và alkyne: Phần nền - vị trí liên kết bội - ene hoặc yne
- Benzene và các đồng đẳng của nó hợp thành dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là CnH2n – 6 (n ≥ 6).
Danh pháp: Nhiều hợp chất thơm được gọi theo tên thông thường (toluene, xylene,...). Khi gọi theo tên thay thế, vòng benzene được xem là mạch chính. Khi có hai nhóm thế trên vòng benzene, vị trí của chúng có thể được chỉ ra bằng các chữ số 1,2, 1,3 hay 1,4 hoặc bằng các chữ tương ứng là ortho (o), meta (m) hay para (p)
Lời giải chi tiết:
- Akane 5C có công thức phân tử là C5H12
- Akene 5C có công thức phân tử là C5H10
Pent-2-ene có 2 đồng phân hình học:
- Akyne 5C có công thức phân tử là C5H8
- Đồng đẳng của benzene có 8C có công thức phân tử là C8H10
18.12
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây và viết các phương trình hoá học.
Phương pháp giải:
(1) Phản ứng thế halogen vào alkane.
(2) Phản ứng cháy của alkane.
(3) Phản ứng điều chế acetylene.
(4), (5), (6) Phản ứng cộng của alkyne.
(7) Phản ứng cộng của alkene.
(8) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của alkene bằng KMnO4.
(9) Phản ứng trùng hợp ethylene.
Lời giải chi tiết:
18.13
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây và viết các phương trình hoá học. (Biết A, B, C, D, F là các sản phẩm chính)
Phương pháp giải:
(1), (3) Phản ứng cracking alkane.
(2) Phản ứng thế halogen vào alkane.
(4) Phản ứng cộng của alkene.
(5) Phản ứng reforming alkane.
(6) Phản ứng thế chlorine ở nhân thơm.
(7) Phản ứng thế nhóm nitro ở nhân thơm.
Lời giải chi tiết:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 91, 92 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 24. Carboxylic acid trang 86, 87, 88, 89, 90, 91 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hợp chất carbonyl trang 81, 82, 83, 84, 85, 86 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Ôn tập chương 5 trang 78, 79, 80 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Phenol trang 74, 75, 76, 77 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 91, 92 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 24. Carboxylic acid trang 86, 87, 88, 89, 90, 91 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hợp chất carbonyl trang 81, 82, 83, 84, 85, 86 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Ôn tập chương 5 trang 78, 79, 80 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Phenol trang 74, 75, 76, 77 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức