Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức>
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là? Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng?
Câu 1 a
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật riêng của tôn giáo mình.
B. các tôn giáo được quyền ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
D. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tự do, không giới hạn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Lời giải chi tiết:
a) Chọn C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Giải thích: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Câu 1 b
b) Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng
A. giữa các tôn giáo.
B. giữa các tín ngưỡng.
C. giữa các chức sắc.
D. giữa các tín đồ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
b) Chọn A. giữa các tôn giáo.
Giải thích: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 1 c
c) Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo
A. điều lệ của tổ chức tôn giáo.
B. pháp luật.
C. quyết định của Toà án.
D. quyết định của chính quyền địa phương.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
c) Chọn B. pháp luật.
Giải thích: Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.
Câu 1 d
d) Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. cơ sở để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
d) Chọn C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Giải thích: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 2
Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ.
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Phương pháp giải:
Đọc các ý kiến và cho biết ý kiến đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng. Vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
b. Sai. Vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
c. Đúng. Vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
d. Đúng. Vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
e. Sai. Vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển mà còn tạo điều kiện cho các tôn giáo nhỏ phát triển. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Câu 3
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong hội nghị hiệp thương về bầu cử, bà A là cán bộ phụ trách đã loại hồ sơ của ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã với lí do gia đình ông mới chuyển về được 2 năm và gia đình ông còn theo đạo. Tuy nhiên, anh H (là cán bộ cùng tổ phụ trách Hội nghị hiệp thương với bà A) đã không đồng tình và đề nghị bà A giữ nguyên danh sách có ông C.
Trong tình huống này, ai thực hiện đúng, ai vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
b. Tôn giáo N có những bài tuyên truyền về tôn giáo Q không đúng sự thật, gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai tôn giáo với nhau. Các tín đồ của tôn giáo Q bức xúc nên đã xô xát, đánh đập các tín đồ của tôn giáo N. Cả hai tôn giáo đều đã bị Tòa án nhân dân huyện xét xử và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật.
Trong tình huống này, chủ thể nào đã thực hiện đúng, chủ thể nào vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Trong tình huống này, bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, anh H thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bà A vi phạm vì đã phân biệt đối xử với người theo tôn giáo bằng việc loại ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Anh H thực hiện đúng vì đã yêu cầu bà A giữ nguyên danh sách ứng cử có ông C, để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong việc thực hiện quyền chính trị của công dân.
b. Chủ thể thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là Toà án nhân dân huyện; chủ thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tôn giáo N và tôn giáo Q. Toà án nhân dân huyện đã áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với cả hai tôn giáo vì hai tôn giáo này đều có những hành vi vi phạm pháp luật: tôn giáo N thì tuyên truyền không đúng sự thật về tôn giáo Q; tôn giáo Q đã không tố cáo về hành vi sai trái của tôn giáo N đối với tôn giáo của mình mà đã xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của các tín đồ thuộc tôn giáo N.
Câu 4
Em hãy kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Phương pháp giải:
Kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
Những việc làm của em và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:
- Tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người, không phân biệt dựa trên tôn giáo của họ.
- Tham gia vào hoạt động xã hội chung mà không có sự phân biệt tôn giáo.
- Không phê phán hay lăng mạ đối với tôn giáo khác.
- Hỗ trợ và tham gia vào hoạt động tạo sự hiểu biết và tôn trọng các tôn giáo khác nhau.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo của người khác được thực hành tự do và không gặp phải sự cản trở từ phía chúng tôi.
Câu 5
Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu các nét đẹp về đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo ở địa phương và viết bài luận chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Thực hành tìm hiểu các nét đẹp về đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo ở địa phương và viết bài luận chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
Quảng Ninh: Tăng cường vận động, đoàn kết tôn giáo
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 tôn giáo chính hoạt động gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, với tổng số tín đồ trên 190.000 người (gần 16,6% dân số toàn tỉnh). Do đó, công tác tôn giáo luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của MTTQ các cấp trong tỉnh để phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo trong tỉnh Quảng Ninh cơ bản ổn định, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, gắn bó, luôn đồng hành, sẻ chia trách nhiệm với xã hội theo phương châm “Tốt đời đẹp đạo”. Đội ngũ các nhà tu hành, chức sắc, chức việc, tín đồ trong quá trình sinh hoạt tôn giáo nhìn chung đều luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là rất tích cực hưởng ứng những phong trào thi đua yêu nước do MTTQ và các ngành, đoàn thể trong tỉnh phát động.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh trao tặng 650 triệu đồng
hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh mua thiết bị y tế
Đơn cử trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh thường xuyên triển khai những hoạt động từ thiện, an sinh xã hội theo đúng tinh thần từ bi của đạo Phật. Nổi bật có các chương trình hỗ trợ, chăm sóc người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách vào dịp lễ, tết; góp kinh phí hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, cải tạo các điểm trường ở vùng khó...
Hay như với đồng bào Công giáo toàn tỉnh, tinh thần “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo” luôn được nêu cao, gắn liền với mọi hoạt động, phong trào thi đua khắp các giáo xứ, giáo họ. Nổi bật trong đó là các mô hình hoạt động bác ái - xã hội tạo sức lan tỏa ý nghĩa trong xã hội; đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia phát triển sản xuất, tiên phong đa dạng hóa các mô hình kinh tế mới, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả để nâng cao thu nhập chính đáng. Từ đây đã góp phần cải thiện đời sống của giáo dân, xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi.
Với vai trò của mình, MTTQ tỉnh đã rất chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động về công tác tôn giáo. Nhiệm vụ này luôn được xác định rõ phương hướng thực hiện trong chương trình phối hợp, thống nhất hành động của mặt trận qua các năm; có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai trong giai đoạn mới. Những quy định về trách nhiệm của MTTQ trong thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả.
Đóng cửa nhà thờ, cử hành lễ online qua website, fanpage các giáo xứ… là cách đồng bào Công giáo Quảng Ninh chung tay phòng, chống dịch Covid-19
Nhiều hoạt động đã đi vào nền nếp, như: MTTQ phối hợp trong công tác thăm hỏi, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, trao đổi với các chức sắc, tín đồ để nắm chắc tình hình, tập hợp và phản ánh đầy đủ tâm tư nguyện vọng của đồng bào tôn giáo; đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Cùng với đó, MTTQ thường xuyên vận động tín đồ các tôn giáo phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tôn giáo mình trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín, nâng cao số lượng, chất lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đồng bào các tôn giáo tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống... đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị của địa phương.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng đã kịp thời giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng được các vấn đề phát sinh, liên quan đến công tác tôn giáo. Nhờ đó góp phần duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại mỗi địa phương.
Bên cạnh lĩnh vực dân vận đồng bào các tôn giáo, MTTQ còn tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Đồng thời tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Để đáp ứng yêu cầu này, giải pháp của MTTQ tỉnh là vừa chú trọng tìm chọn, bồi dưỡng đội ngũ các cán bộ công tác tôn giáo của mặt trận; đồng thời luôn giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các chức sắc tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Qua đó nhằm góp phần quan trọng để củng cố sự đồng thuận lớn trong xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân.
- Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức