Bài 7. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của ngời kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều>
Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
Câu 1
Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
Giải thích: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
Câu 2
Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Giải thích:
- Lợi thế nội tại để hình thành ý tưởng kinh doanh gồm: sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước là cơ hội bên ngoài.
Câu 3
Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường
B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Vị trí triển khai.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn C. Khả năng huy động các nguồn lực.
Giải thích:
- Cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là: nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- Khả năng huy động các nguồn lực là lợi thế nội tại.
Câu 4
Tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ý tưởng kinh doanh.
B. Cơ hội kinh doanh.
C. Mục tiêu kinh doanh.
D. Đạo đức kinh doanh.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn B. Cơ hội kinh doanh.
Giải thích: Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
Câu 5
Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
A. Hấp dẫn.
B. Ổn định.
C. Đúng thời điểm.
D. Lỗi thời.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn D. Lỗi thời.
Giải thích: Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
Câu 6
Anh H là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của anh H?
A. Điểm yếu.
B. Điểm mạnh.
C. Cơ hội.
D. Thách thức.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn B. Điểm mạnh.
Giải thích: Tinh thần sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh là những điểm mạnh của anh H.
Câu 7
Đồng nghiệp nhận xét chị P là người thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của chị P?
A. Điểm yếu.
B. Điểm mạnh.
C. Cơ hội.
D. Thách thức.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn A. Điểm yếu.
Giải thích: Thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ là những điểm yếu của chị P.
Câu 8
Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị Q tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Giải thích: Việc làm trên của chị Q đã thể hiện năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 9
Yếu tố nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có tính vượt trội.
B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi.
D. Có lợi thế cạnh tranh.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn C. Không có tính khả thi.
Giải thích: Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Câu 10
Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh T?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
Giải thích: Nhận định trên nói về năng lực tổ chức, lãnh đạo của anh T (anh T có khả năng lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh).
Câu 11
Đọc thông tin
Trong bối cảnh kỉ nguyên số, hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, việc tiếp cận với các hình thức giải trí trực tiếp bị hạn chế. Thay vào đó, nhu cầu trên môi trường trực tuyến gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng các nội dung chất lượng cao, có sẵn mà không có bất kì hạn chế nào, các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng ý tưởng kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, sử dụng công nghệ đám mây để đáp ứng yêu cầu này. Điện toán đám mây cung cấp khả năng thay đổi quy mô hệ thống linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ, quản lí và phân phối số lượng lớn nội dung số một cách nhanh chóng, chủ động và tiết kiệm chi phí. Thay vì đưa nội dung đến người tiêu dùng vào thời gian đã lên lịch và trên các định dạng cụ thể, thì ngày nay người tiêu dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ truyền thông, giải trí, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, kết nối với những hệ thống thanh toán,... trên nhiều loại thiết bị hơn để họ có thể sử dụng bất cứ khi nào họ muốn.
(Lược theo bài viết “Đưa ngành truyền thông, giải trí lên “đám mây”:
đáp ứng nhu cầu tất yếu trong kỉ nguyên số”/TamAn, Tạp chí Công nghệ
Thông tin và Truyền thông - 2022 - số 04 -tr.66-71 -ISSN.1859-3550)
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nào.
b) Theo em, ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ những nguồn nào?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ (công nghệ).
b) Ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ nhu cầu của thị trường.
Câu 12
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, người kinh doanh cần phải nhận thức rõ năng lực cá nhân của mình. Năng lực này thể hiện ở việc người kinh doanh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. Đó còn là ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, người kinh doanh cần có năng lực định hướng chiến lược, nhìn nhận được những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, biết sắp xếp các thứ tự ưu tiên, có chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Em hãy cho biết, thông tin trên đề cập đến những năng lực nào của người kinh doanh.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và chỉ ra năng lực của người kinh doanh được đề cập trong thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Thông tin đề cập đến các năng lực của người kinh doanh: Năng lực cá nhân, sự kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh, năng lực định hướng chiến lược,...
Câu 13
Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:
Phương pháp giải:
Đọc và ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ghép:
1-h: Năng lực định hướng chiến lược: có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.
2-i: Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh: biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh.
3-g: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
4-a: Năng lực thiết lập quan hệ xã hội: sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.
5-b: Năng lực tổ chức, lãnh đạo: biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
6-c: Năng lực cá nhân: có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân.
7-d: Năng lực phân tích, sáng tạo: tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.
8-e: Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức.
Câu 14
Em hãy bình luận các ý kiến sau:
A. Ngay cả khi bạn xác định được cơ hội kinh doanh và có một ý tưởng kinh doanh tốt, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công ngay từ đầu.
B. Một ý tưởng kinh doanh chỉ có thể trở thành cơ hội kinh doanh nếu nó đáp ứng các tiêu chí: (1) Ý tưởng kinh doanh hấp dẫn đối với khách hàng; (2) Khách hàng có thể mua các sản phẩm và dịch vụ là kết quả của ý tưởng kinh doanh cụ thể; (3) Có thể biến ý tưởng kinh doanh cụ thể thành hiện thực kinh doanh.
C. Nếu ý tưởng kinh doanh không hấp dẫn được khách hàng tiềm năng thì đó không phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Do đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần kiểm tra xem trên thị trường có tồn tại nhu cầu thực sự đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ dẫn đến ý tưởng ban đầu của mình hay không.
Phương pháp giải:
Đọc các ý kiến và bình luận về các ý kiến đó.
Lời giải chi tiết:
A. Không đồng tình, vì xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu xây dựng ý tưởng tốt và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có chủ thể sản xuất kinh doanh có khả năng thành công cao hơn.
B. Không đồng tình, vì một ý tưởng kinh doanh chỉ có thể trở thành cơ hội kinh doanh nếu nó đáp ứng các tiêu chí: (1) có tính bền vững; (2) đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài; (3) có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận; (3) có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.
C. Đồng tình.
Câu 15
Anh T có ý tưởng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra quyết định kinh doanh, anh đã phân tích nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ có thể hỗ trợ anh khi cần thiết cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người kinh doanh khác trên thị trường.
Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh của anh T trong trường hợp trên có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và nêu được ý nghĩa của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh của anh T trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
Anh T đã biết đánh giá những cơ hội và thách thức trong kinh doanh, điều này giúp anh có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua, đạt được mục tiêu lợi nhuận, tránh được sự thất bại trong kinh doanh.
Câu 16
Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học. Nhận thấy nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này. Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng. Rất nhanh chóng, anh H đã nắm bắt cơ hội, chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu.
a) Em hãy cho biết anh H đã xác định cơ hội kinh doanh như thế nào. Theo em, năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu?
b) Theo em, sự nhạy bén trong kinh doanh và nắm bắt cơ hội kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a)
- Cách xác định cơ hội kinh doanh của anh H:
+ Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
+ Nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này.
+ Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng.
- Anh H có năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh và năng lực đó đã giúp anh H có những thành công ban đầu.
b) Sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp các chủ thể có thể nắm bắt được thời cơ để đi tắt, đón đầu trong việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Câu 17
Hai bạn học sinh trao đổi về ý tưởng kinh doanh phù hợp với người kinh doanh có vốn nhỏ. Một số ý tưởng kinh doanh được hai bạn nghĩ tới như:
- Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm từ vật liệu có thể tái chế.
- Ý tưởng kinh doanh mua lại đồ cũ với giá thấp rồi sửa chữa và bán với giá cao hơn.
Em có nhận xét gì về các ý tưởng kinh doanh trên?
Phương pháp giải:
Đọc và nhận xét về các ý tưởng kinh doanh của các bạn học sinh.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Các ý tưởng trên đều là những ý tưởng kinh doanh tốt, có thể trở thành cơ hội kinh doanh.
Câu 18
Em hãy suy nghĩ về hạn chế/nhược điểm của một sản phẩm nào đó trên thị trường và cùng bạn thảo luận ý tưởng kinh doanh để cải thiện chất lượng sản phẩm đó. Hãy thuyết minh về tính chất của sản phẩm mới trên các phương diện: tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng, tính khả thi, tính vượt trội;... để chứng tỏ ý tưởng kinh doanh của em là hợp lí.
Phương pháp giải:
Đọc và thực hiện hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Ý tưởng kinh doanh sản phẩm: Hoa cưới len móc.
- Tính vượt trội:
+ Chi phí sản xuất nhỏ, thời gian sản xuất ra sản phẩm ngắn hơn so với trồng hoa thật.
+ Có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm chính với các sản phẩm phụ trợ khác như: thú cưng bằng len, bình hoa bằng len,... hoặc bộ dụng cụ hướng dẫn làm đồ móc bằng len: len, móc, kéo, kim. chỉ, nơ, ngọc trai,...
- Tính mới mẻ, độc đáo:
+ Hoa bằng len sẽ giúp các cô dâu lưu giữ làm kỉ niệm. Hoa len được ưa chuộng vì vừa độc đáo vừa bền, an toàn cho sức khỏe, có thể làm được nhiều mẫu, nhiều màu, nhiều kiểu theo ý thích của khách hàng mà hoa tươi không thể đáp ứng được.
+ Gọn gàng, sạch sẽ, bền và không mất nhiều thời gian chăm sóc, phù hợp cho việc trang trí ở nhiều địa điểm, như: bàn học, bàn uống nước, kệ sách,…
- Tính hữu dụng:
+ Đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh vào mùa cưới.
+ Phù hợp với xu hướng lưu giữ kỉ niệm và có thể tận dụng để trang trí sau này.
- Tính khả thi:
+ Chi phí đầu tư không lớn.
+ Bản thân đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: đan móc các sản phẩm bằng len; có sự hỗ trợ (cả về vốn và nguồn nhân lực) từ người thân trong gia đình.
- Lợi thế cạnh tranh:
+ Kết hợp bán hàng trực tiếp và bán online.
+ Xung quanh địa bàn đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên đối thủ cạnh tranh ít.
+ Hoa vẫn có thể bán cho các tệp khách hàng như các dịp lễ 8/3, 20/10, 20/11 hoặc cho các bạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp, đi chụp ảnh mùa thu…
Câu 19
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tự đánh giá các năng lực kinh doanh của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
- Vẽ sơ đồ tư duy tự đánh giá các năng lực kinh doanh của bản thân.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Câu 20
Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?
Phương pháp giải:
- Sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng.
- Chỉ ra những năng lực giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt Top 30 người giàu nhất thế giới
- Tên đầy đủ: Phạm Nhật Vượng
- Ngày sinh: 5/8/1968
- Nơi sinh: Hà Nội
- Quốc tịch: Việt Nam
- Chức vụ từng nắm giữ: Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup.
Thông tin chung
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông từng theo học Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga và có thời gian dài sinh sống tại Nga và Ukraine. Ông khởi nghiệp từ những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên bị phá sản.
Năm 1993, Sau khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU, ông kết hôn với bà Phạm Thu Hương và chuyển về Kharkov, Ukraine sinh sống. Tại đây ông và bà Hương ở một nhà hàng tên là Thăng Long ở Kiev.
Cũng trong năm 1993, ông Vượng thành lập Technocom bắt đầu sản xuất mì ăn liền thương hiệu "Mivina". Đến năm 2004, "Mivina" phát triển nhanh chóng và chiếm tới 97% thị phần đồ ăn liền tại Ukraine. Năm 2010, ông bán lại cơ sở Technocom ở Ukraine cho Nestle với mức giá 150 triệu USD.
Từ những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Trong đó nổi bật là những dự án như Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Land Nha Trang, Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu và Vincom Center Hồ Chí Minh.
Kể từ năm 2009, ông Vượng đổi tên Tập đoàn Technocom thành tập đoàn Vingroup, chuyển trụ sở từ Kharkov về Hà Nội; kể từ đó tập trung toàn lực đầu tư cho các dự án Việt Nam. Tính đến hiện tại, ông đã cho ra mắt nhiều thương hiệu và công ty trực thuộc tập đoàn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinfast, VinEco...
Với những thành công trong sự nghiệp, ông Phạm Nhật Vượng nắm trong tay khối tài sản lên tới hàng tỷ USD. Ông cũng là vị tỷ phú đô la đầu tiên và hiện đang là người giàu nhất Việt Nam.
Đặc biệt mới đây, vào sáng 23/8/2023 (giờ Việt Nam), Forbes cập nhật lại thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup với khối tài sản ròng 43,7 tỷ USD, xếp thứ hạng 27 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - người truyền cảm hứng cho cộng đồng trong kỷ nguyên số
- Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Phương Thảo.
- Ngày sinh: 7/6/1970.
- Nơi sinh: Hà Nội.
- Quốc tịch: Việt Nam.
- Chức vụ nắm giữ: CEO Vietjet Air, Phó chủ tịch thường trực HDBank, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long...
Thông tin chung
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Năm 17 tuổi, bà du học tại Liên Xô chuyên ngành Tài chính với thành tích học tập xuất sắc. Ngay từ khi còn là sinh viên năm 2, bà đã kinh doanh các mặt hàng điện tử, nông sản từ châu Á sang Đông u và kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi chỉ mới 21 tuổi.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, bà Thảo cùng chồng là ông Nguyễn Thanh Hùng thành lập nên công ty SOVICO Holdings chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, điện tử, may mặc... tại Liên bang Nga.
Đến khi trở về nước, bà Thảo cùng góp vốn thành lập nên ngân hàng Techcombank và ngân hàng VIB. Đến năm 2007, SOVICO Holdings của bà Thảo cùng HDBank, tập đoàn T&C thành lập nên Vietjet Air.
Năm 2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức trở thành Giám đốc điều hành của Vietjet Air. Dưới sự lãnh đạo tài tình của mình, hãng hàng không giá rẻ Việt Nam đã có những bước tăng trưởng thần tốc. Tính đến năm 2019, Vietjet đã đứng đầu thị trường hàng không Việt Nam và chiếm tới 41,2% thị phần.
Ngoài nắm quyền điều hành tại Vietjet, bà Thảo còn là Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank, Chủ tịch HĐQT của SOVICO Holdings, Chủ tịch Công ty Địa ốc Phú Long...
Với việc nắm nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều công ty lớn của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu một khối tài sản vô cùng đồ sộ. Bà là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và là nữ tỷ phú Đô la đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á (tính đến tháng 10/2021).
* Những năng lực giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình là:
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.
- Năng lực thiết lập quan hệ.
- Có khả năng phân tích và sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược.
- Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 9. Văn hóa tiêu dùng - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 8. Đạo đức kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 7. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của ngời kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 6. Lạm phát - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 9. Văn hóa tiêu dùng - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 8. Đạo đức kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 7. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của ngời kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 6. Lạm phát - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều