Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 11 cánh diều Chủ đề 8. Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân

Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều


Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.

B. Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật.

C. Phát hiện người lấy trộm tài sản nhà nước.

D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc công ty, vì không trao đổi trước với mình.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Chọn B. Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật.

Giải thích: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định kỉ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật.

Câu 2

Người khiếu nại không có quyền nào dưới đây?

A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.

B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại.

C. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại.

D. Được đề nghị kỉ luật người đã ra quyết định sai, bị khiếu nại.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Chọn D. Được đề nghị kỉ luật người đã ra quyết định sai, bị khiếu nại.

Giải thích: Người khiếu nại không có quyền đề nghị kỉ luật người đã ra quyết định sai, bị khiếu nại.

Câu 3

Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người khiếu nại?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung trong bảng và chỉ ra được nội dung đó là đúng hay sai khi nói về nghĩa vụ của người khiếu nại.

Câu 4

Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện điều gì dưới đây?

A. Quyết định kỉ luật của giám đốc công ty trái pháp luật.

B. Hành vi vi phạm pháp luật của một người gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

C. Cán bộ cơ quan thuế áp mức thuế cao hơn so với thực tế kinh doanh của công ty.

D. Quyết định xử phạt hành chính của người có thẩm quyền xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Chọn B. Hành vi vi phạm pháp luật của một người gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

Giải thích: Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của một người gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

Câu 5

Người tố cáo không có quyền nào dưới đây?

A. Được bảo đảm bí mật về họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác.

B. Được thông báo về việc thụ lí tố cáo hoặc không thụ lí tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.

C. Chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền là quá chậm.

D. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền là quá chậm.

Giải thích: Người tố cáo không có quyền: chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền là quá chậm.

Câu 6

Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người tố cáo?

Phương pháp giải:

Quan sát nội dung trong bảng và chỉ ra được nội dung đó là đúng hay sai khi nói về nghĩa vụ của người tố cáo.

Lời giải chi tiết:

Câu 7

Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo có thể gây ra hậu quả nào dưới đây?

A. Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

D. Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

Lời giải chi tiết:

- Tất cả các phương án A, B, C, D đều đúng.

- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến: hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội; xúc phạm uy tín danh dự, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Câu 8

Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo?

Phương pháp giải:

Quan sát bảng và chỉ ra tương ứng với mỗi trường hợp trong bảng thì công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khiếu nại hay tố cáo.

Lời giải chi tiết:

Câu 9

Đọc thông tin

Là cán bộ trẻ với nhiều lợi thế, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan nên anh S luôn được phân công thẩm định các dự án có vốn lớn của các doanh nghiệp mạnh trên địa bàn. Nhưng sau hơn ba năm công tác, tư tưởng “tư túi” bắt đầu phát sinh khi được thẩm định những dự án lớn. Anh S được lãnh đạo các doanh nghiệp mời đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần và khi về còn có quà. Anh S đã bắt đầu biết tận dụng quyền hạn của người thẩm định dự án gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp để nhận tiền bồi dưỡng. Song không dừng lại ở đó, nhờ quan hệ tốt với lãnh đạo, cộng với được đào tạo thêm những khóa nghiệp vụ về cấp phép dự án, anh S được chuyển công tác tại bộ phận quản lí cấp phép dự án xây dựng. Với nhiệm vụ mới này, chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận của huyện A đã bắt đầu nhận được một số phản ánh về việc anh S trả kết quả không đúng thời hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục cấp phép xây dựng. Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo huyện A nhận được đơn thư tố cáo của anh B - chủ doanh nghiệp tư nhân, rằng anh S gây phiền hà, sách nhiễu khi đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình. Do không chi tiền “bôi trơn” theo yêu cầu của anh S nên hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp B trên địa bàn.

Em hãy nhận xét về hành vi của anh S. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và nhận xét hành vi của anh S trong thông tin đó. Nêu được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền tố cáo.

Lời giải chi tiết:

Anh B có quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011, có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của anh S gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, anh B có thể gửi đơn đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện A tố cáo hành vi của anh S.

Câu 10

Do có mâu thuẫn cá nhân với ông D, ông C tìm cơ hội để làm hại uy tín của ông D. Ông C gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo Chi cục Thuế của ông D, tố cáo về việc ông C che chở để bà A trốn thuế hàng chục triệu đồng của Nhà nước. Chi cục Thuế thụ lí đơn tố cáo và giải quyết vụ việc theo đúng quy định của Luật Tố cáo. Kết quả giải quyết tố cáo cho thấy, ông D không thực hiện hành vi, việc làm như tố cáo của ông C.

Trong trường hợp này, ông C đã có hành vi như thế nào? Hành vi đó có thể dẫn đến hậu quả gì?

Phương pháp giải:

Đọc và nhận xét về hành vi của ông C trong trường hợp trên. Nêu được hậu quả của hành vi đó.

Lời giải chi tiết:

Theo Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. Trong trường hợp này, ông C đã có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật, vì đã có hành vi “bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” theo điểm b khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo quy định này, hành vi của ông C có thể bị xử lí hình sự, bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Câu 11

Chị Minh viết đơn xin nghỉ phép 4 ngày để giải quyết công việc gia đình. Đơn của chị được gửi tới giám đốc. Nhưng nghe người trong công ty nói chị nghỉ việc để đi chơi, nên giám đốc công ty đã ra quyết định kỉ luật chị với hình thức “sa thải”, với lí do “tự ý bỏ việc ở công ty”. Không đồng ý với quyết định của giám đốc, chị Minh cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Chị Minh đã khiếu nại quyết định của giám đốc công ty.

Theo em, chị Minh khiếu nại quyết định của giám đốc công ty là đúng hay sai pháp luật? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và nhận xét việc chị Minh khiếu nại quyết định của giám đốc công ty là đúng hay sai pháp luật. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, quyết định sa thải chỉ áp dụng với người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, chị M không tự ý bỏ việc làm ở công ty, mà đã có đơn xin nghỉ phép để giải quyết công việc gia đình. Hơn nữa, chị M cũng chỉ nghỉ 4 ngày mà không phải 5 ngày. Chị M khiếu nại quyết định của giám đốc công ty là đúng, vì quyết định này là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị.

Câu 12

Bà P không đồng ý với quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Q, vì cho rằng diện tích đất bị thu hồi không đúng, thấp hơn quy định của pháp luật. Bà P gửi đơn khiếu nại quyết định trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

a) Trong trường hợp này, bà P có quyền khiếu nại không?

b) Nếu khiếu nại, bà P cần gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Bà P có quyền khiếu nại theo Điều 1 Luật Khiếu nại năm 2011, vì quyết định thu hồi đất với mức độ bồi thường thấp hơn quy định của pháp luật. Quyết định này là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà P.

b) Theo Điều 18 Luật Khiếu nại 2011, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Bà P cần gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Như vậy, trong trường hợp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Q có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại của bà P về quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân huyện Q.

Câu 13

Ông Bình gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tố cáo hành vi của một thanh tra tài nguyên môi trường huyện nhận hối lộ, bỏ qua cho hành vi vi phạm pháp luật của một cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đơn tố cáo, ông Bình nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình và đề nghị với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình.

a) Trong đơn tố cáo, ông Bình có nghĩa vụ nêu rõ họ tên và địa chỉ của mình hay không? Giải thích vì sao.

b) Căn cứ vào đâu ông Bình đưa ra đề nghị được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Trong đơn tố cáo, ông Bình có nghĩa vụ nêu rõ họ, tên và địa chỉ của mình theo đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011.

b) Ông Bình đưa ra đề nghị được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011.

Câu 14

Ông N khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh T đối với ông. Hết thời hạn quy định, ông N nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thuế, ông N gửi đơn khiếu nại lần hai đến cơ quan nhà nước cấp trên của cục thuế tỉnh T. Khiếu nại lần hai của ông N đã được người có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, ông T vẫn không đồng ý và tiếp tục khiếu nại.

a) Theo em, các bước thực hiện khiếu nại của ông N và quy trình giải quyết khiếu nại đối với ông N có đúng pháp luật không? Giải thích vì sao.

b) Em hãy cho biết ông N có quyền khiếu nại nhiều lần như vậy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Ông N đã thực hiện đúng các bước thực hiện khiếu nại đối với khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai theo khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011. Quy trình giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật theo Điều 14, 15 Luật Khiếu nại năm 2011.

b) Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 (Điều 7), người khiếu nại có quyền khiếu nại lần đầu và lần hai. Nhưng Điều 7 Luật này cũng quy định, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Như vậy, trong trường hợp này, ông N không có quyền tiếp tục khiếu nại nữa. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, ông N có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Câu 15

V đang theo học tại trường đại học B thì có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gọi nhập ngũ năm 2023. V đã khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, vì cho rằng quyết định này trái pháp luật.

Theo em, V có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc gọi nhập ngũ đối với mình không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

V có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc gọi nhập ngũ đối với mình, vì V thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, theo quy định tại khoản g Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Câu 16

Anh C lái xe ô tô chạy quá tốc độ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh C xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt 900 000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ 5 km/h. Anh C khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông, vì cho rằng mức xử phạt cao hơn mức mà pháp luật quy định.

Em hãy cho biết việc khiếu nại của anh C là đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Việc khiếu nại của anh C là đúng pháp luật, vì điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 46 năm 2015 quy định phạt tiền từ 600 000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông quyết định xử phạt anh C 900.000 đồng là quyết định trái pháp luật. Đồng thời, khoản 1 Điều 15 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định “Cá nhân, tổ chức bị xử lí vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi cho rằng cảnh sát giao thông áp dụng sai quy định về xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt đó.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí