Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 11 cánh diều Chủ đề 7. Quyền bình đẳng của công dân

Bài 11. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều


Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về bình đẳng giới tương ứng với mỗi lĩnh vực theo bảng sau:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về bình đẳng giới tương ứng với mỗi lĩnh vực theo bảng sau:


Phương pháp giải:

Quan sát bảng và nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về bình đẳng giới tương ứng với mỗi lĩnh vực trong bảng đó.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

a) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.B. Kinh tế.

C. Lao động.D. Văn hoá.

b) Theo quy định của pháp luật, ý kiến nào dưới đây đúng về tỉ lệ nữ tham gia làm đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Nữ chỉ cần có một người đại diện là được.

B. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu.

C. Tỉ lệ nữ phải bằng với tỉ lệ nam.

D. Tỉ lệ nữ nhất định phải nhiều hơn nam.

c) Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?

A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.

B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.

C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.

D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.

d) Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế quy định: Phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của

A. Quốc hội.B. Hội đồng nhân dân.

C. Chính phủ.D. Ủy ban nhân dân.

e) Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội?

A. Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội.

B. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực.

C. Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau.

D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.

g) Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục?

A. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo.

B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

C. Nữ cán bộ mang theo con nhỏ khi tham gia đào tạo được hỗ trợ theo quy định.

D. Việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách về nghiệp vụ bình đẳng giữa nam và nữ.

h) Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá?

A. Sáng tác, lưu hành, các tác phẩm tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.

B. Cản trở sáng tác và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vì định kiến giới.

C. Phê bình những sáng tác, hoạt động có nội dung tuyên truyền định kiến giới.

D. Thực hiện những tập tục mang tính phân biệt đối xử giới dưới mọi hình thức.

i) Cản trở, xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Văn hoá.B. Hôn nhân và gia đình.

C. Y tế.D. Giáo dục và đào tạo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

a) Chọn A. Chính trị.

Giải thích: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

b) Chọn B. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu.

Giải thích: Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới là một trong các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

c) Chọn B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.

Giải thích: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

d) Chọn C. Chính phủ.

Giải thích: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế quy định: Phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

e) Chọn D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.

Giải thích: Nội dung không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội là đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.

g) Chọn B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

Giải thích: Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

h) Chọn B. Cản trở sáng tác và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vì định kiến giới.

Giải thích: Hành vi không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá là cản trở sáng tác và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vì định kiến giới.

i) Chọn C. Y tế.

Giải thích: Cản trở, xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.

Câu 3

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong lĩnh vực lao động, pháp luật thường bảo vệ phụ nữ vì họ là phái yếu nên không thể làm việc nặng nhọc và ít có cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm.

B. Những lời nói, hành động kì thị, xúc phạm đối với một giới tính nào đó đều trái ngược với ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội.

C. Việc giới hạn quyền lợi của phụ nữ khi tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước là trái với truyền thống dân tộc và quy định của pháp luật.

D. Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì chỉ nên tạo ra cơ hội học tập và nghiên cứu cho nữ giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

E. Bất kì quy định pháp luật nào liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cũng cần được Giám sát để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và bình đẳng trong môi trường chính trị.

Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với các nhận định đó. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

A. Không đồng tình. Vì pháp luật bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, nên có một số quy định riêng đối với lao động nữ (ví dụ: chế độ thai sản,…) – đây là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

B. Đồng tình. Vì bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

C. Đồng tình. Vì một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đảm bảo tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước,…

D. Không đồng tình. Vì theo quy định của pháp luật: nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

E. Không đồng tình. Vì cần đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ riêng lĩnh vực chính trị.

Câu 4

Đọc câu chuyện

SỰ THAY ĐỔI

Hải “nổ phát súng đầu tiên” ngay tại bàn ăn: “Ba, con và út đều là con ruột của ba mà sao trong bữa cơm toàn thấy ba gắp thức ăn cho em ấy là sao ạ?”.

Cả nhà ngớ ra, người cha từ tốn đáp: “Con trai ạ, ba gắp thức ăn cho em con, vì khi em còn ở nhà mình, miếng thịt này em sẽ được ăn cả miếng. Mai này lập gia đình rồi, nếu hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giá, có miếng thịt em chỉ ăn nửa miếng thôi, nửa còn lại đưa vào bát cơm của chồng. Đến khi có con thì chắc gì có phần nữa. Vì thế, chừng nào em con còn ở nhà mình, cha con ta nhớ chăm sóc em nhiều hơn”.

Thế là trận chiến chống “phân biệt đối xử trong nhà” biến thành cuộc trò chuyện sôi nổi quanh bàn ăn,... rồi đến những thay đổi ở nhà, ở lớp.

Từ hôm ấy, Hải tranh phần ba gắp tiếp thức ăn cho em gái, tự dọn phòng mình không đợi ai nhắc và tự giác giúp mẹ việc nhà. Bù lại, cô em út cũng nói năng lễ phép với anh trai, ăn mặc ra vào kín đáo hẳn lên!

Ở lớp, Hải quan tâm đưa chai dầu khi để ý thấy mặt cô giáo tái mét vì trúng gió, không ngại ngùng giúp đỡ cô bạn cùng lớp bị gặp sự cố ngã rách áo. Khi lao động công ích ở trường, Hải tình nguyện nhận việc trèo cao hoặc xách nặng, nhường cho các bạn nữ việc nhẹ hơn. Mới đầu, cậu bị các nam trong lớp trêu chọc, về sau đều ngưỡng mộ Hải vì thấy cô cùng các bạn gái tin tưởng và quý mến Hải ra mặt!

(Theo tuoitre.vn)

a) Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Hải?

b) Những thay đổi Hải có phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình không? Vì sao?


CƠ HỘI CHO MỌI NGƯỜI

Cô Thanh là giáo viên chủ nhiệm của lớp 11C ở trường trung học phổ thông thuộc tỉnh H. Trong quá trình dạy học, cô Thanh đã nhận thấy sự khác biệt trong cách giáo dục giữa học sinh nam và học sinh nữ, khi thấy học sinh nữ thường bị giới hạn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật. Khi tìm hiểu, cô được biết nhiều thành viên trong trường đều cho rằng các hoạt động này yêu cầu sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật mà theo truyền thống thì chỉ nam giới mới có thể làm được.

Nhận thấy sự khác biệt này đã làm cản trở cơ hội học hỏi và phát triển bản thân của các em học sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Cô Thanh quyết tâm làm thay đổi tình trạng này bằng cách khuyến khích và hỗ trợ các em học sinh nữ lớp 11C tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành khoa học. Cô đã tạo ra các hoạt động phù hợp cho các em học sinh nữ, bao gồm những hoạt động đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo hơn là sự can đảm và kĩ năng, kĩ thuật. Nhờ những nỗ lực của cô, các em học sinh nữ lớp 11C đã có cơ hội tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và thực hành khoa học một cách tự tin và hiệu quả. Cô Thanh mong muốn sự thay đổi của mình với học sinh lớp 11C sẽ lan toả trong toàn trường. Với mong muốn nếu chúng ta cố gắng, chúng ta có thể thay đổi những quan niệm truyền thống và tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng.

a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục không? Vì sao?

b) Em hãy viết ra ít nhất 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C.

Phương pháp giải:

Đọc 2 câu chuyện và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện: “SỰ THAY ĐỔI”

a) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Hải:

- Hải nhận thức phân biệt được các hành vi thúc đẩy sự bình đẳng giới với hành vi vi phạm bình đẳng giới (việc ba dành sự quan tâm, chăm sóc cho em út là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới).

- Hải nhận thức được ý nghĩa của bình đẳng giới.

b) Việc thay đổi Hải là phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì pháp luật nước ta quy định: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Câu chuyện: “CƠ HỘI CHO MỌI NGƯỜI”

a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. Vì, pháp luật nước ta quy định: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

b) 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C:

- Được tham gia nhiều hơn trong các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật.

- Được bày tỏ quan điểm của mình trong các vấn đề của trường, lớp…

- Được bày tỏ các ý tưởng của mình trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoại khóa,…

Câu 5

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1: 

Một nữ công nhân tên là Bảy làm việc tại một nhà máy may. Trong quá trình làm việc, chị Bảy thường bị áp lực vì những lời lẽ khó nghe và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ của quản đốc phân xưởng. Chị Bảy đã quyết định bảo vệ quyền lợi của mình. Chị đến phòng nhân sự của nhà máy và tố cáo quản đốc phân xưởng về những hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Phòng nhân sự đã tiếp nhận yêu cầu của chị Bảy. Sau khi xác minh và có kết luận những tố cáo của chị Bảy về quản đốc phân xưởng là đúng, nhà máy đã kỉ luật quản đốc phân xưởng và thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng theo đúng quy định của pháp luật.

a) Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị Bảy?

b) Theo em, những quy định nào của pháp luật về bình đẳng giới sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng?

Tình huống 2: 

Ngày 14 tháng 11 năm 2022, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với mục đích ngăn chặn và loại trừ bạo lực gia đình. Luật này đã cung cấp một khung pháp lí để chống lại hành vi bạo lực gia đình và áp đặt trách nhiệm hình sự và hành chính đối với các cá nhân hoặc gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình. Có ý kiến cho rằng, việc ban hành và thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Tình huống 3: 

Khi thấy ở công ty A, các nhân viên nam và nữ đều được trả cùng mức lương cho cùng một vị trí và đều có cơ hội thăng tiến như nhau, chị K là nhân viên của công ty B thấy mình rất thiệt thòi vì công ty B thường giao nhiều việc hơn cho nhân viên nam dẫn đến việc trả lương thấp hơn cho nhân viên nữ so với nhân viên nam. Chị K dự định rủ các nhân viên nữ khác khởi kiện công ty B theo Luật Lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.

a) Em nhận xét như thế nào về việc trả lương của hai công ty trong tình huống trên?

b) Trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương có cần thiết không? Vì sao?

Tình huống 4: 

Một nhà khoa học nữ bị từ chối ứng tuyển vào một vị trí quan trọng chỉ vì giới tính, trong khi nhà khoa học nữ đó có trình độ và kinh nghiệm tương đương với các ứng viên nam.

a) Theo em, nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng không? Vì sao?

b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như thế nào?

Tình huống 5: 

Do kinh tế khó khăn, anh K bàn với vợ sẽ cho con gái học hết lớp 9 rồi nghỉ học để phụ giúp việc nhà, cả nhà sẽ tập trung đầu tư cho cậu con trai đang học lớp 7 để sau này còn gánh vác việc gia đình. Vợ anh không đồng ý, chị muốn con mình dù là trai hay gái thì đều cần được học tập, chăm sóc và đối xử như nhau.

a) Em nhận xét như thế nào về vấn đề bình đẳng giới trong tình huống trên?

b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực này như thế nào?

Tình huống 6: 

Anh Ninh là con trai duy nhất của ông bà Quy. Khi vợ anh Ninh mang thai con thứ 2, bà Quy đi xem bói thì thầy bói khẳng định vợ anh Ninh sẽ sinh con gái. Mê tín và muốn có cháu trai nối dõi nên ông bà Quy bắt con dâu phá thai.

a) Hành vi của bà Quy vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

b) Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các tình huống và trả lời các câu hỏi, xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

a) Chị Bảy đã có những suy nghĩ và hành động đúng với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

b) Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật bình đẳng giới năm 2006 có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng.

Tình huống 2:

Không đồng tình. Vì việc ban hành và thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Tình huống 3:

a) Việc trả lương của công ty A đã thực hiện đúng quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Còn việc công ty B giao nhiều việc và trả lương cho lao động nam cao hơn lao động nữ đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

b) Trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương là cần thiết, vì việc thực hiện bình đẳng giới sẽ: tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững…

Tình huống 4:

a) Nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng. Vì: hành vi từ chối ứng tuyển vì giới tính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như sau:

- Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ;

- Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

Tình huống 5:

a) Trong tình huống trên, vợ anh K đã có suy nghĩ đúng với quy định pháp luật về bình đẳng giới; trong khi đó, anh K lại có suy nghĩ không đúng, khi có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.

b) Quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:

- Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Tình huống 6:

a) Hành vi của bà Quy vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong 2 lĩnh vực: Hôn nhân và gia đình; y tế

b) Theo Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số: đối với hành vi cưỡng ép người khác phá thai với lý do lựa chọn giới tính thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng do vi phạm bình đẳng giới, ngoài ra còn bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 12.000.000 đồng tùy theo mức độ ép buộc người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.

Câu 6

Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói:

a) Cậu là nữ, nếu muốn tự ứng cử chức lớp trưởng thì phải giỏi hơn tất cả các bạn nam trong lớp.

b) Vì là con trai nên cậu sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin về thị trường lao động hơn các bạn nữ.

c) Cùng làm một bài tập khó, kết quả như nhau nhưng chắc chắn điểm của cậu sẽ cao hơn tớ vì con gái luôn được ưu tiên.

d) Những hoạt động thể thao có độ khó nếu cậu không dám tham gia sẽ không đáng mặt đàn ông.

e) Nếu cậu lựa chọn những ngành kĩ thuật, công nghệ cao để theo học thì sau này khó xin việc lắm vì nhà tuyển dụng sẽ chọn nam chứ không chọn nữ.

g) Trong bài tập nhóm, nam giới quảng cáo dầu gội đầu, nước giặt mình thấy không phù hợp, cậu nên thay bằng hình ảnh quảng cáo của phụ nữ.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Giải thích để bạn đó hiểu: Theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. Vì vậy việc mình ứng cử chức lớp trưởng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Giải thích để người đó hiểu: Theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

c) Giải thích để bạn đó hiểu: Cùng làm một bài tập khó, kết quả như nhau thì điểm của chúng ta sẽ bằng nhau, vì theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục.

d) Giải thích để bạn đó hiểu: Theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa: Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

e) Giải thích để bạn đó hiểu: Theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

g) Giải thích để bạn đó hiểu: Theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

Câu 7

Em hãy liệt kê một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và nêu những việc nên làm, những việc không nên làm theo gợi ý sau:

Phương pháp giải:

Liệt kê một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và nêu những việc nên làm, những việc không nên làm theo gợi ý trong bảng.

Lời giải chi tiết:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí