Bài tập (Chủ đề 11) trang 199 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Hình 1 thể hiện hai phân tử DNA được tạo ra sau quá trình tái bản. Mạch DNA màu xanh thể hiện mạch DNA mẹ truyền cho. Mạch DNA màu đỏ thể hiện mạch mới được tổng hợp. Cho biết trong 4 hình 1a, 1b, 1c, 1d, hình nào thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Giải thích.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
CH tr 199 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hình 1 thể hiện hai phân tử DNA được tạo ra sau quá trình tái bản. Mạch DNA màu xanh thể hiện mạch DNA mẹ truyền cho. Mạch DNA màu đỏ thể hiện mạch mới được tổng hợp. Cho biết trong 4 hình 1a, 1b, 1c, 1d, hình nào thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1, xem lại nội dung nguyên tắc bán bảo toàn.
Lời giải chi tiết:
Hình 1c thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn vì trong phân tử DNA sau nhân đôi có 1 mạch DNA được DNA mẹ truyền cho và một mạch DNA là mới được tổng hợp.
CH tr 199 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Gene trước và sau khi đột biến phiên mã tạo ra mRNA ban đầu và mRNA đột biến có trình tự như sau:
Trình tự mRNA ban đầu: 5’- AUG CCG GCG AUU ACA -3’
Trình tự mRNA đột biến: 5’- AUG CCU ACG ACU UCA -3’
a) Xác định trình tự gene ban đầu và gene đột biến.
b) Xác định loại đột biến gene.
c) Dựa vào bảng mã di truyền, xác định số lượng amino acid bị thay đổi khi gene bị đột biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc bổ sung và lí thuyết đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
a)
Trình tự gene ban đầu: 3’- TAC GGC CGC TAA TGT -5’
Trình tự gene đột biến: 3’- TAC GGA TGC TGA AGT -5’
b) Loại đột biến gen: thay thế cặp nucleotide
c)
Chuỗi polypeptide ban đầu: Met - Pro - Ala - Ile - Thr
Chuỗi polypeptide đột biến: Met - Pro - Thr - Thr - Ser
Số amino acid bị thay đổi: 3
CH tr 199 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Một học sinh quan sát quá trình nguyên phân của các tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ cây hành ta và chụp được hình 2 qua camera gắn với kính hiển vi. Xác định kỳ phân bào của tế bào được khoanh tròn trong hình 2?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Tế bào ở hình 2 đang ở kỳ sau của nguyên phân vì NST đang dần di chuyển về 2 cực của tế bào.
CH tr 199 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến NST.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết phần đột biến gene và đột biến NST
Lời giải chi tiết:
CH tr 199 CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Ở đậu hà lan, hoa tím trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Nếu cho 2 cây đậu hà lan dị hợp tử về hai cặp tính trạng hoa tím, hạt trơn lai với nhau thì kết quả con lai sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai.
Phương pháp giải:
Lai hai cặp tính trạng
Lời giải chi tiết:
Quy ước:
Gen A: hoa tím - gen a: hoa trắng
Gen B: hạt trơn - gen b: hạt nhăn
Nếu cho 2 cây đậu hà lan dị hợp tử về hai cặp tính trạng hoa tím, hạt trơn lai với nhau thì kết quả con lai sẽ gồm 16 tổ hợp giao tử theo tỉ lệ: 9 tím, trơn: 3 tím, nhăn: 3 trắng, trơn: 1 trắng, nhăn.
SĐL:
CH tr 199 CH 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hệ nhóm máu ABO do 3 allele IA, IB, i quy định. Trong đó, nhóm máu A có thể có 2 kiểu gene IAIA, IAi quy định, nhóm máu B có thể do hai kiểu gene IBIB, IBi quy định, nhóm máu AB do kiểu gene IAIB quy định, nhóm máu O do kiểu gen ii quy định. Trong một gia đình, người bố nhóm máu A, người mẹ nhóm máu B sinh ra người con có nhóm máu O. Xác định kiểu gene của ba người trên. Viết sơ đồ lai.
Phương pháp giải:
Hệ nhóm máu ABO do 3 allele IA, IB, i quy định. Trong đó, nhóm máu A có thể có 2 kiểu gene IAIA, IAi quy định, nhóm máu B có thể do hai kiểu gene IBIB, IBi quy định, nhóm máu AB do kiểu gene IAIB quy định, nhóm máu O do kiểu gen ii quy định.
Lời giải chi tiết:
Người con nhóm máu O có kiểu gen ii nhận từ mỗi cơ thể bố mẹ một giao tử i
→ Bố nhóm máu A có KG: IAi
→ Mẹ nhóm máu B có KG: IBi
- Bài 41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 196, 197, 198 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 40. Di truyền học người trang 192, 193, 194 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 183, 184, 185 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 179, 180, 181 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều