Bài 33. Gene là trung tâm của di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều >
Các đặc điểm sinh học của con người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không?
CH tr 159 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Các đặc điểm sinh học của con người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về gene
Lời giải chi tiết:
- Các đặc điểm sinh học của con người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố di truyền quy định
- Di truyền là đặc tính cơ bản của sự sống, nó mang tính đặc thù cho mỗi cá thể, được quy định bởi vật chất di truyền.
CH tr 159 CH
Trả lời câu hỏi câu hỏi trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình?
Phương pháp giải:
Dựa vào một số đặc điểm của bản thân và người thân trong gia đình
Lời giải chi tiết:
- Một số đặc điểm giống:
+ Mắt giống mẹ
+ Mũi giống bố
+ Miệng giống bố
+ …
- Một số đặc điểm khác:
+ Tay em và tay anh trai khác nhau
+ Chiều cao khác anh trai
+ Mắt khác chị gái
+ …
CH tr 159 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật
Phương pháp giải:
Học sinh tự lấy ví dụ
Lời giải chi tiết:
VD1: Một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con:
+ Người con cả tóc xoăn, mắt đen
+ Người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen
+ Người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu.
→ Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
VD2: Khi lai 2 cây hoa màu đỏ và màu trắng ta nhận được đời con có xuất hiện hoa màu hồng → biến dị
CH tr 160 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 33.1, cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.1
Lời giải chi tiết:
Một nucleotide gồm ba thành phần:
- Gốc phosphate.
- Đường pentose.
- Nitrogenous base.
CH tr 160 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 33.2:
a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần nào?
b) Mô tả cấu trúc DNA.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.2
Lời giải chi tiết:
a) Các nucleotide khác nhau ở nitrogenous base, có 4 loại: A, T, G, C
b) ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A.
CH tr 161 CH
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 161 SGK KHTN 9 Cánh diều
Giải thích tại sao từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về DNA
Lời giải chi tiết:
Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nucleotide, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nucleotide đó có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau.
CH tr 161 LT
Trả lời câu hỏi trang 161 SGK KHTN 9 Cánh diều
Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong hình 33.3.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.3
Lời giải chi tiết:
CH tr 162 CH
Trả lời câu hỏi trang 162 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những đặc điểm nào thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene?
Vì sao gene là trung tâm của di truyền học?
Phương pháp giải:
Lý thuyết gene và hệ gene
Lời giải chi tiết:
* Những đặc điểm thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene là:
- Số lượng nucleotide
- Thành phần của DNA
- Trật tự sắp xếp của nucleotide trên phân tử DNA
* Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA.
- Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể. Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố và bên mẹ. Vì vậy con sinh ra có nhưng đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ. Bên cạnh đó, sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật.
- Di truyền học nghiên cứu về tính biến dị và di truyền của sinh vật.
→ Gene là trung tâm của di truyền học.
CH tr 162 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 162 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy thêm ví dụ về ứng dụng phân tích DNA trong các lĩnh vực.
Phương pháp giải:
Phân tích DNA được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: khoa học, y học, pháp y và đời sống.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Ứng dụng xét nghiệm trước sinh
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như: hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18…
- Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi với người cha giả định, nhờ đó phát hiện được có quan hệ huyết thống không.
- Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 175, 176, 177 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 179, 180, 181 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 183, 184, 185 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 40. Di truyền học người trang 192, 193, 194 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều