Bài 25. Lipid và chất béo trang 124, 125, 126 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Quan sát hình 25.1 và chỉ ra những loại thực phẩm giàu chất béo.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
CH tr 124 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 124 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 25.1 và chỉ ra những loại thực phẩm giàu chất béo. Vậy chất béo là gì? Chất béo có vai trò gì đối với cơ thể người và sử dụng chất béo như thế nào để có lợi ích cho sức khỏe?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về lương thực, thực phẩm trong khoa học tự nhiên 6
Lời giải chi tiết:
Trong hình 25.1: các sản phẩm dầu ăn, lạc giàu chất béo.
Chất béo là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ
Chất béo tham gia vào cấu tạo tế bào và là thành phần chính của màng tế bào, được tích lũy trong mô mỡ làm nguồn dự trữ năng lượng quan trọng của cơ thể
CH tr 124 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 124 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong tự nhiên lipid có ở đâu?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm lipid
Lời giải chi tiết:
Trong tự nhiên, lipid có trong dầu mỡ, sáp, trong cơ thể con người.
CH tr 124 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 124 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lipid tan được trong các dung môi nào sau đây: nước, dầu hỏa, benzene?
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của lipid
Lời giải chi tiết:
Lipid tan được trong dầu hỏa và benzene.
CH tr 124 CH3
Trả lời câu hỏi 3 trang 124 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lipid tham gia cấu tạo nên bộ phận nào của tế bào?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của lipid
Lời giải chi tiết:
Lipid tham gia vào cấu tạo của màng tế bào.
CH tr 125 CH
Trả lời câu hỏi trang 125 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát các hình 25.3 và 25.4, nêu nhận xét về khả năng hòa tan của chất béo trong nước, xăng
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 25.3 và 25.4
Lời giải chi tiết:
Dầu ăn không tan trong nước nhưng tan tốt trong xăng.
CH tr 125 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 125 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết công thức cấu tạo của một loại chất béo được tạo thành từ oleic acid (C17H33COOH) và glycerol.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của chất béo
Lời giải chi tiết:
3C17H33COOH + C3H5(OH)3 \( \to \)(C17H33COO)3C3H5 + 3H2O
CH tr 125 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 125 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa xảy ra khi đun nóng dung dịch NaOH với chất béo sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo
Lời giải chi tiết:
CH tr 126 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 126 SGK KHTN 9 Cánh diều
Kể tên một số loại thực phẩm có chứa chất béo được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái tự nhiên của chất béo
Lời giải chi tiết:
Một số thực phẩm có chứa chất béo sử dụng trong bữa ăn: dầu ăn, mỡ, lạc, vừng,…
CH tr 126 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 126 SGK KHTN 9 Cánh diều
Theo khuyến nghị trong độ tuổi từ 15 đến 19, nhu cầu chất béo hằng ngày đối với nam là 63 – 94g, đối với nữ là 53 – 79g. Hãy tính tổng lượng chất béo cần thiết cho bản thân trong một tháng (30 ngày).
Phương pháp giải:
Dựa vào sử dụng chất béo một cách hợp lí để có lợi cho sức khỏe
Lời giải chi tiết:
Tổng lượng chất béo của nam độ tuổi 15 – 19 trong 1 tháng là: 63.30 – 94.30 = 1890 – 2820 g
Tổng lượng chất béo của nữ độ tuổi 15 – 19 trong 1 tháng là: 53.30 – 79.30 = 1590 – 2370g
CH tr 126 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 126 SGK KHTN 9 Cánh diều
Để có lợi cho sức khỏe, cần chú ý điều gì khi sử dụng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày?
Phương pháp giải:
Dựa vào sử dụng chất béo một cách hợp lí để có lợi cho sức khỏe
Lời giải chi tiết:
Để đảm bảo có lợi cho sức khỏe, cần sử dụng chất béo một cách hợp lí:
+ Đảm bảo lượng chất béo cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù nghề nghiệp
+ Đảm bảo cân đối giữa tỉ lệ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Bài 26. Glucose và saccharose trang 127, 128, 129 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 27. Tinh bột và cellulose trang 131, 132, 133 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 136, 137, 138 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 139, 140, 141 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 9 trang 144 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều