Bài 8. Tốc độ chuyển động trang 52, 53, 54 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo>
Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy. So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1. Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu hỏi tr 52 MĐ
Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Cách để xác định được học sinh chạy nhanh, chậm nhất trong một cuộc thi chạy: đo tốc độ của học sinh.
Câu hỏi tr 52 CH 1
1. So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1. |
Lời giải chi tiết:
Thứ tự xếp hạng của các học sinh được sắp xếp dựa trên thời gian hoàn thành, thứ tự xếp hạng
Học sinh |
Thời gian chạy (s) |
Thứ tự xếp hạng |
A |
10 |
2 |
B |
9,5 |
1 |
C |
11 |
3 |
D |
11,5 |
4 |
Câu hỏi tr 52 CH 2
2. Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh? |
Lời giải chi tiết:
Quãng đường chạy trong 1 s được tính theo công thức \(\frac{s}{t} = \frac{{60}}{t}\)
Học sinh |
Thời gian chạy (s) |
Thứ tự xếp hạng |
Quãng đường chạy trong 1 s (m) |
A |
10 |
2 |
6 |
B |
9,5 |
1 |
6,32 |
C |
11 |
3 |
5,45 |
D |
11,5 |
4 |
5,22 |
Trong 1 s, quãng đường của học sinh nào chạy được nhiều nhất thì thứ hạng của bạn đó cao nhất và ngược lại.
Câu hỏi tr 53 LT
Hoàn thành các câu sau:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) ... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)... hơn chuyển động đó nhanh hơn. c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn |
Lời giải chi tiết:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
Câu hỏi tr 53 CH 3
3. Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1 |
Phương pháp giải:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có quãng đường AB = 30 m, thời gian chuyển động t = 10 s
=> Tốc độ chuyển động của người đi xe đạp là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{{10}} = 3(m/s)\)
Câu hỏi tr 54 LT
Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s. |
Phương pháp giải:
1 m/s = 3,6 km/h
Lời giải chi tiết:
Phương tiện giao thông |
Tốc độ (km/h) |
Tốc độ (m/s) |
Xe đạp |
10,8 |
3 |
Ca nô |
36 |
10 |
Tàu hỏa |
60 |
16,67 |
Ô tô |
72 |
20 |
Máy bay |
720 |
200 |
Câu hỏi tr 54 VD
Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Ngoài đơn vị m/s, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như:
+ km/h: Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông đường dài, ví dụ như xe máy đi từ Hà Nội lên Hải Phòng với tốc độ 60 km/h
+ Dặm/h: Đơn vị này thường xuất hiện trên tốc kế
Câu hỏi tr 54 BT
1. Nêu ý nghĩa của tốc độ 2. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km.
|
Phương pháp giải:
1.
Vận dụng kiến thức trong SGK mục 1 trang 52
2.
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của vật (km/h)
+ s: quãng đường vật đi được (km)
+ t: thời gian vật chuyển động (h)
Lời giải chi tiết:
Bài 1:
Ý nghĩa của tốc độ: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Bài 2:
Ta có v = 30 km/h; s = 15 km.
Thời gian để ca nô đii được quãng đường 15 km là: \(v = \frac{s}{t} \Rightarrow t = \frac{s}{v} = \frac{15}{{30}} = 0,5(h)\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 143, 144 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 143, 144 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo