I. Tình huống - vấn đề - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư>
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 23, 24, 25 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 8. Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở ....
Câu 1
Em tìm hiểu về nếp sống văn hoá trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở. Có những quy định gì, em hãy nêu ra và giải thích theo ý nghĩ riêng của mình (có thể trình bày cho nhau nghe ở tổ hoặc ở lớp). Nếu em nêu được ví dụ có thực trong xã, phường mình càng tốt (điều tốt đã được nhân dân ở xã, phường mình thực hiên ; điều chưa tốt; bị vi phạm ở xã, phường cần được góp ý, phê phán).
Lời giải chi tiết:
Mỗi phường xã đều có những quy chế riêng. Em hãy tìm hiểu ở địa phương mình và nêu ra ý kiến của mình.
Câu 2
Phong trào “xây dựng nếp sống văn hoá và chống tiêu cực” cùng với phong trào “làm kinh tế giỏi” và phong trào “xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, học tập suốt đời", trước hết trong cán bộ, đảng viên, trong thế hệ trẻ” là 3 phong trào yêu nước của nhân dân ta. Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước ? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hoá - thư viện không ? Có trạm bưu điện - sách báo không ? Có hội khuyến học không ? Em thấy ở những nơi đó nhân dân xã, phường em đang làm những gì ?
Lời giải chi tiết:
Em thấy phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” là một phong trào vô cùng ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Nhờ đó giúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn được học tập và rèn luyện trong môi trường học đường.
Ở nơi em sống có nhà văn hóa - thư viện, có trạm bưu điện, có hội khuyến học. Ở đó, nhân dân trong xã, phường thường đọc sách, sinh hoạt trao đổi về những vấn đề học tập, khuyến khích người dân giúp đỡ và đóng góp cho quỹ khuyến học, trao phần thưởng khuyến học cho học sinh có thành tích tốt trong học tập.
Câu 3
Nếp sống văn hoá ở các cộng đồng dân cư, theo em, có bao gồm nếp sống văn hoá trong gia đình không ? Chúng ta chuẩn bị và sẽ cùng nhau trao đổi vấn đề này (Gợi ý : Quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con trong gia đình, tộc họ, chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan, làm những việc nhẹ trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ; không ăn chơi đua đòi ; không yêu đương khi tuổi còn nhỏ ; không xem phim ảnh dâm ô, truy lạc, bạo lực...).
Lời giải chi tiết:
Theo em, nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư có bao gồm nếp sống văn hóa trong gia đình. Khi thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong gia đình như tôn trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị em … làm việc trong gia đình giúp đỡ cha mẹ, rèn luyện nếp sống văn hóa ngay từ khi còn nhỏ ngay trong “xã hội thu nhỏ” sẽ làm nền tảng tốt để thực hiện nếp sông văn hóa ngoài xã hội. Nhờ có từng gia đình có nếp sống lành mạnh thì mới xây dựng được một tập thể xã hội vững mạnh, có nếp sống văn minh.
Câu 4
Em đang cư trú ở đâu (thành phố lớn, thị xã, thị trấn, nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người) ? Ở mỗi nơi đó đều có những nếp sống chung mà ai cũng phải chú ý thực hiện cho tốt, đồng thời cũng có những nếp sống văn hoá mang nét đặc trưng riêng mà từng địa phường phải lưu ý giữ gìn cho tốt. Em nêu ra những nếp sống văn hoá riêng biệt đó ở địa phương mà em đang sống. Có điều gì khó thực hiện không ? Nên ứng xử thế nào cho tốt ?
Lời giải chi tiết:
Nếp sống văn hóa riêng biệt ở địa phương em là: mọi người sống hòa thuận với nhau, tất cả học sinh đều được đi học và được học lên cao.
Điều khó thực hiện: Tình trạng người dân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng, ...
Nên có biện pháp khắc phục những bất cập tại địa phương: tuyên truyền về an toàn giao thông, tổ chức “ngày lao động” để cùng nhau dọn dẹp thôn xóm, phường xã.
Câu 5
“Anh Cả vừa đèo Kha đến đầu phố thì đã nghe tiếng bạn Thanh reo lên. Chắc bọn này đang tập “sút”. Giá mà ở nhà thì hôm nay nhất định Kha cũng ra đây tập với bọn chúng.
Kha ngả người ra phía sau để nhìn cho rõ. Cậu Thanh bắt “nhựa” lắm và “sút” cũng “đáo để” lắm làm các bạn chạy theo bóng suốt mặt đường.
Chiếc xe đạp lướt qua trước mặt Thanh. Thanh không chú ý vì còn mải nhìn quả bóng đang lăn ở gần cuối phố. Để khuyến khích Thanh, Kha vừa vỗ tay, vừa reo :
Hoan hô thủ môn Thanh ! Hoan hô !
Bỗng một tiếng “bốp” làm Kha giật mình.
Anh Cả đưa tay lên bưng mặt. Chiếc xe loạng choạng. Anh Cả và Kha ngã xuống. Thì ra một bạn đã sút quả bóng vào giữa mặt anh Cả. Khắp mặt mày anh đã bị trát đất, bụi tung vào mắt, làm đôi mắt anh Cả cứ hấp háy.
Anh Cả doạ sẽ mách thầy giáo. Còn Kha thì vừa ôm đầu, vừa hét:
- Các cậu vô ý quá !
Em Thanh đứng im. Sau đó, Thanh xin lỗi Kha :
- Thôi từ mai chúng tớ không đá bóng ở đây nữa mà sẽ vào trong sân đình.”
Theo báo “Thiếu niên tiền phong” 1980.
Gợi ý: Em khen hay chê cú “sút” của Thanh ? Tại sao ? Việc này có liên quan gì đến nếp sống văn hoá ? Ở những khía cạnh nào ?
Lời giải chi tiết:
Theo em nên chê cú “sút” của Thanh. Vì việc làm của Thanh đã cố tình khiến các bạn phải chạy theo trái bóng và vì không chú ý đã vô tình làm anh Cả và Kha bị ngã. Việc này có liên quan đến nếp sống văn hóa, cụ thể ở nhứng khía cạnh như việc quản lý khu vui chơi dành cho trẻ em chưa sát sao; việc trẻ em chưa ý thức được địa điểm chơi an toàn, chơi đúng nơi đúng chỗ, hơn nữa còn là tin thần thể thao lành mạnh.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 63 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 62 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9 trang 60 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 59 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 9, 10, 11, 12 trang 57 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 63 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 62 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9 trang 60 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 59 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 9, 10, 11, 12 trang 57 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8