I. Tình huống - vấn đề - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo>
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 28, 29 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 8. Hai bé mẫu giáo xếp các khối đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa màu sắc đẹp, đủ các màu : xanh, đỏ, tím, vàng ....
Câu 1
Hai bé mẫu giáo xếp các khối đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa màu sắc đẹp, đủ các màu : xanh, đỏ, tím, vàng... Bé A cứ xếp theo mẫu đã có trong sách hướng dẫn, còn bé B suy nghĩ, tưởng tượng xếp nhiều thứ : nào nhà, nào ô tô, tàu thủy, máy bay ...
Gợi ý: Em thích cách chơi của bé A hay bé B ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Em thích cách chơi của bé B. Vì bé biết cách tưởng tượng sáng tạo và phát triển trong suy nghĩ.
Câu 2
Bài tập vẽ bản đồ Việt Nam. Bạn An lấy giấy mỏng can theo bản đồ trong sách giáo khoa rồi kẻ ô vuông trên giấy để vẽ theo từng ô một. Còn em Cơ nhìn tổng quát bản đổ Việt Nam, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ.
Gợi ý: Em xem cách vẽ nào sáng tạo hơn ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Em thấy cách vẽ của Cơ sáng tạo hơn. Vì cách của An chỉ là bắt chước theo khuôn mẫu có sẵn, thiếu tính sáng tạo còn cách của Cơ có tính toán tư duy của riêng mình.
Câu 3
Có nhiều cách học môn Toán :
- Học thuộc lòng công thức, quy tắc và làm bài tập ứng dụng.
- Dựa vào các bài giải trong sách tham khảo, chép lại thành bài của mình.
- Học thuộc lòng các bài giải mẫu, bài lí thuyết để chuẩn bị cho các kì thi.
- Tranh thủ học thêm, học trước chương trình.
- Tự mình tìm cách giải các bài khó, độc đáo.
Gợi ý : Em đang học theo cách nào? Cách nào sẽ giúp em học một cách tự giác, sáng tạo và có hiệu quả hơn ?
Lời giải chi tiết:
Em đang học theo cách: học thuộc lòng công thức quy tắc và làm bài tập ứng dụng.
Theo em cách giúp em học một cách tự giác sáng tạo và hiệu quả hơn: kết hợp học thuộc lòng công thức, quy tắc cùng với việc tự mình tìm cách giải các bài khó, độc đáo, tìm ra cách giải khác cho bài tập. Như vậy sẽ giúp hiểu sâu bài hơn, có nhiều cách giải sáng tạo, độc đáo hơn cho một bài toán.
Câu 4
Có nhiều cách học môn Giáo dục công dân :
- Học thuộc những lời giảng của thầy giáo và trong sách giáo khoa.
- Chăm chú nghe lời thầy giảng, làm theo những tấm gương đạo đức.
- Xem Giáo dục công dân là môn phụ, để thời gian học các môn chính.
- Tự giác tìm những tình huống trong cuộc sống hằng ngày có vấn đề về đạo đức, tự mình tìm cách xử lí, hợp tác với bạn và thầy hướng dẫn để tìm cách giải quyết đúng và ứng dụng trong hành động thường ngày của em.
Gợi ý : Em cho cách học nàọ là tự giác, sáng tạo ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Theo em cách học sáng tạo nhất là: “Tự giác tìm những tình huống trong cuộc sống hằng ngày có vấn đề về đạo đức, tự mình tìm cách xử lí, hợp tác với bạn và thầy hướng dẫn để tìm cách giải quyết đúng và ứng dụng trong hành động thường ngày của em.”
Cách học trên hiệu quả và sáng tạo, bởi vì phương pháp kết hợp giữa học và hành, mang tính tự lập cao, biết hợp tác, chủ động giải quyết vấn đề.
Câu 5
“Mi-ken-lăng là một hoạ sĩ danh tiếng của nước Ý. Những ngày thơ ấu, bản tính Mi-ken-lăng vốn hay suy nghĩ, tìm tòi. Khi vẽ, cậu bé nhìn mọi vật bằng con mắt đăm chiêu, tò mò, tay không rời cây bút chì, hí hoáy vẽ các hình người và cảnh vật xung quanh.
Người ta kể rằng, khi bước vào giờ học vẽ, lệ thường học trò vẽ lại bức tranh của thầy. Nhưng cậu bé Mi-ken-lăng không ngoan ngoãn sao chép bắt chước nguyên bản bức tranh của thầy, mà cứ sửa đi sửa lại, làm cho bức tranh của mình đẹp hơn lên. Cứ sau mỗi lần học vẽ như thế, thầy giáo rất kinh ngạc và mặc dù hơi bực mình cũng cảm thấy mến cậu bé.
Một lần, cậu vẽ lại bức tranh con cá của một hoạ sĩ Đức. Cậu không hài lòng với bức tranh đó. Cậu ra chợ quan sát cá thật. Nhìn con cá thật, cậu thích thú say mê vẽ mắt, vẽ vây giống như thật ! Thế là bức tranh mẫu được vẽ lại, thêm bớt, sửa đổi, sống động hẳn lên. Lần này thầy giáo nhìn bức tranh hoạ lại của cậu học trò nhỏ đó, không bực mình mà thấy trước cả một tài năng sáng tạo đầy hứa hẹn.”
Theo “Cuộc sống và sự nghiệp”
Gợi ý : Đọc chuyện này, em thấy Mi-ken-lăng đã rèn luyện một cách tự giác và sáng tạo như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Đọc câu chuyện, em thấy Mi-ken-lăng đã rèn luyện và sáng tạo rất tốt. Ông không làm theo khuôn mẫu như những bạn học khác mà luôn suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo ra tác phẩm của riêng mình. Biết kết hợp sáng tạo với quan sát thực tế để tác phẩm của mình hoàn thiện hơn, sống động hơn.
Câu 6
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có nhiều gương lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, sáng chế, phát minh khoa học - kĩ thuật... Em tìm một số ví dụ, phân tích tính tự giác, lao động sáng tạo trong các ví dụ đó để trao đổi ở lớp học.
Lời giải chi tiết:
Tấm gương lao động tự giác và sáng tạo trong học tập: bạn Nguyễn Quỳnh Trang đã biến quyển vở văn thành tranh vẽ sống động để môn học không còn khó thuộc và hiểu các nhân vật, các nội dung tác phẩm rõ ràng hơn.
Bạn Trang đã tự giác học tập tự tìm cho mình phương pháp học tập hiệu quả, sáng tạo ra cách ghi bài mới có sức thu hút để nâng cao hiệu quả học tập biến môn văn khô còn khó nuốt.
Câu 7
Câu 7: Thế nào là người lao động tự giác và sáng tạo ? Những câu dưới đây đúng hay sai? Tại sao ?
- Người lao động tự giác và sáng tạo là người luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới, tạo ra hiệu quả mới.
- Người lao động tự giác và sáng tạo là người không bao giờ thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ.
- Người lao động tự giác và sáng tạo là người không chịu bó tay trước khó khăn, là người tìm cách vượt khó để làm tốt công việc của mình.
- Người lao động tự giác và sáng tạo là người có nhiệt tình và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
- Người lao động tự giác và sáng tạo là người không bao giờ tự bằng lòng với những gì đã có sẵn mà luôn đặt cho mình những mục tiêu cao hơn.
- Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập coi trọng những bài làm mẫu có sẵn, lấy đó làm mực thước rồi suy nghĩ thêm để học tập hoặc làm bài.
- Người học sinh tự giác sáng tạo trong học tập say sưa nghiên cứu cá nhân, tự mình tìm ra kiến thức, chân lí, là người “học một, biết mười”.
Lời giải chi tiết:
Các đáp án đúng: 1, 2, 3, 4, 5, 7. Vì các nhận định phản ánh đúng bản chất của người lao động sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không do áp lực từ bên ngoài; trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 63 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 62 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9 trang 60 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 59 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 9, 10, 11, 12 trang 57 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 63 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 62 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 6, 7, 8, 9 trang 60 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 59 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8
- Bài 9, 10, 11, 12 trang 57 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 8