Bài 2. Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức>
Hằng năm, gần đến ngày đón Tết cổ truyền, các khu chợ, trung tâm mua sắm khác hẳn ngày thường, hàng hóa tràn ngập với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp mắt bày bán. Sau Tết, hàng hóa ít hơn.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 11 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Hằng năm, gần đến ngày đón Tết cổ truyền, các khu chợ, trung tâm mua sắm khác hẳn ngày thường, hàng hóa tràn ngập với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp mắt bày bán. Sau Tết, hàng hóa ít hơn.
Em có nhận xét gì về lượng hàng hóa được cung ứng trên thị trường những ngày gần sát và sau tết Nguyên đán? Hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để nhận xét gì về lượng hàng hóa được cung ứng trên thị trường những ngày gần sát và sau tết Nguyên đán.
- Giải thích được nguyên nhân có hiện tượng đó.
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét:
+ Những ngày gần sát tết Nguyên đán, lượng hàng hóa tăng lên, đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp mắt bày bán.
+ Những ngày sau tết Nguyên đán thì hàng hóa ít hơn.
- Giải thích: Trước tết Nguyên đán hàng hóa nhiều là do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng cao. Còn sau tết Nguyên đán, hàng hóa ít hơn là do nhu cầu mua sắm của người dân giảm, mọi người trở lại cuộc sống thường nhật.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 12 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1.Bác B là chủ một cơ sở sản xuất bánh trung thu có tiếng ở phố H cho biết, thường đến dịp Trung thu, trung bình mỗi ngày cửa hàng cung ứng khoảng 1.000 chiếc bánh cho thị trường. Năm nay, lượng bánh làm ra ít hơn do giá nhân công, nguyên liệu đầu vào, phí vận chuyển tăng khiến giá bánh tăng trong khi trên thị trường mới xuất hiện những loại bánh trung thu ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá rất rẻ. Lo ngại sau ngày rằm tháng Tám, bánh trung thu khó tiêu thụ, cửa hàng phải tính toán sản lượng bánh làm ra cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
2. Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi sau dịch COVID-19, các nhà hàng, quán ăn, khu du lịch hoạt động trở lại,... khiến cho nhu cầu về thịt lợn tăng cao trong khi nguồn cung về thịt lợn tuy đã phục hồi nhưng chưa thực sự đáp ứng đủ. Những tháng cuối năm, giá thịt lợn cao cùng với chính sách cắt giảm lượng thịt lợn nhập khẩu, tạo động lực để người chăn nuôi tái đàn hứa hẹn mức cung về thịt lợn trên thị trường sẽ tiếp tục tăng.
1/ Em có nhận xét gì về việc cung ứng bánh trung thu của cơ sở bánh nhà bác B?
2/ Em hãy chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung bánh cho thị trường của cửa hàng nhà bác B và lượng cung thịt lợn cho thị trường ở nước ta năm 2022.
3/ Em hãy kể thêm những nhân tố khác ảnh hưởng đến cung.
Phương pháp giải:
1/ Đọc trường hợp và nhận xét được việc cung ứng bánh trung thu của cơ sở bánh nhà bác B.
2/ Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung bánh cho thị trường của cửa hàng nhà bác B và lượng cung thịt lợn cho thị trường ở nước ta năm 2022.
3/ Kể thêm được những nhân tố khác ảnh hưởng đến cung.
Lời giải chi tiết:
1/ Nhận xét: Bác B là chủ một cơ sở sản xuất bánh trung thu có tiếng, trung bình mỗi ngày cửa hàng cung ứng khoảng 1.000 chiếc bánh cho thị trường. Nhưng năm nay, do có nhiều nhân tố ảnh hưởng nên số bánh làm ra ít hơn, lượng cung bánh cho thị trường giảm mạnh, thấp hơn so với lượng cung ứng trung bình của những năm trước đó.
2/ - Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung bánh cho thị trường của cửa hàng nhà bác B là: giá nhân công, nguyên liệu đầu vào, phí vận chuyển tăng; trên thị trường mới xuất hiện những loại bánh trung thu ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá rất rẻ và tâm lí lo ngại sau ngày rằm tháng Tám, bánh trung thu khó tiêu thụ.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung thịt lợn cho thị trường ở nước ta năm 2022 là: nhu cầu về thịt lợn tăng cao, nguồn cung về thịt lợn tuy đã phục hồi nhưng chưa thực sự đáp ứng đủ; giá thịt lợn cao và chính sách cắt giảm lượng thịt lợn nhập khẩu.
3/ Những nhân tố khác ảnh hưởng đến cung là: chính sách thuế; trình độ công nghệ sản xuất; giá thành và chất lượng sản phẩm; số lượng người tham gia cung ứng sản phẩm…
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 13 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về lượng bánh trung thu người tiêu dùng có nhu cầu mua trong năm nay?
2/ Em hãy chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu và nhu cầu mua thịt lợn của người tiêu dùng.
3/ Hãy kể thêm những nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hoá trên thị trường.
Phương pháp giải:
1/ Đọc thông tin và nhận xét về lượng bánh trung thu người tiêu dùng có nhu cầu mua trong năm nay.
2/ Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu và nhu cầu mua thịt lợn của người tiêu dùng trong thông tin trên.
3/ Kể thêm được những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu và nhu cầu mua thịt lợn của người tiêu dùng.
Lời giải chi tiết:
1/ Nhận xét: Nhu cầu về bánh trung thu của khách hàng ngày càng đa dạng, người tiêu dùng mua bánh không chỉ quan tâm đến chất lượng của bánh mà còn rất chú trọng hình thức, mẫu mã của hộp bánh.
2/ - Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu là: chất lượng, hình thức, giá cả của bánh trung thu; thu nhập của người tiêu dùng và tâm lí kì đợi mua hàng giá của người tiêu dùng.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua thịt lợn của người tiêu dùng là: thu nhập của người tiêu dùng, giá cả thịt lợn và giá cả của các sản phẩm khác thay thế như thịt cá, thịt gà, trứng...
3/ Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa trên thị trường là: giá cả hàng hóa, dịch vụ; thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế và kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...
? mục 3 a
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 13 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Phương pháp giải:
Đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin để cho biết sự tác động cung - cầu của thị trường bánh trung thu và thị trường thịt lợn.
Lời giải chi tiết:
- Trên thị trường bánh trung thu:
+ Cầu tác động đến cung: thể hiện ở việc nhu cầu, thị hiếu, sở thích, thu nhập của khách hàng là căn cứ để người sản xuất xác định nên sản xuất loại bánh nào, số lượng bao nhiêu.
+ Cung cũng tác động đến cầu: cung đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách hàng, đồng thời còn đưa ra những sản phẩm mới hướng dẫn, kích thích cầu.
- Trên thị trường thịt lợn:
+ Nguồn cung thịt lợn gặp khó khăn do dịch bệnh nên không đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.
+ Nhu cầu về thịt lợn ở nước ta luôn lớn nên tác động đến cung, khiến Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn để tăng cung nhằm ổn định thị trường.
? mục 3 b
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 14 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Theo em, quan hệ cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường như thế nào?
2/ Quan hệ cung - cầu có vai trò thế nào đến việc ra quyết định của người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và Nhà nước?
Phương pháp giải:
1/ Đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin để chỉ ra được ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu đến giá cả thị trường.
2/ Nêu được vai trò của quan hệ cung cầu trong việc ra quyết định của người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và Nhà nước.
Lời giải chi tiết:
1/ Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu đến giá cả thị trường:
Quan hệ cung – cầu là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng và khi cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp.
2/ - Vai trò của quan hệ cung cầu trong việc ra quyết định của người sản xuất, kinh doanh:
Hiện trạng quan hệ cung – cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khu cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.
- Vai trò của quan hệ cung cầu trong việc ra quyết định của người tiêu dùng:
Quan hệ cung – cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu, giá giảm; không nên mua hàng hóa, dịch vụ khu cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.
- Vai trò của quan hệ cung cầu trong việc ra quyết định của Nhà nước:
Giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung – cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 15 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Giải thích vì sao.
a. Mọi nhu cầu tiêu dùng của người dân đều được coi là cầu.
b. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung.
c. Giá điện tăng làm ảnh hưởng đến lượng cầu về các sản phẩm sử dụng điện.
d. Chính phủ tăng lương cho những người làm việc trong các cơ quan nhà nước sẽ góp phần làm tăng cầu.
Phương pháp giải:
- Đọc các ý kiến và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí giải vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình.
Bởi vì nhu cầu của người dân thì rất nhiều nhưng chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới được coi là cầu.
b. Không đồng tình.
Bởi vì có những sản phẩm được sản xuất ra nhưng không mang ra bán trên thị trường mà chỉ để người sản xuất ra nó tiêu dùng thì không được tính vào cung.
c. Đồng tình.
Bởi vì khi giá điện tăng, việc tiêu dùng các sản phẩm sử dụng điện sẽ tốn thêm chi phí nhiên liệu khiến người tiêu dùng cân nhắc, có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm khác không sử dụng điện có mức chi phí nhiên liệu thấp hơn.
d. Đồng tình.
Bởi vì khi thu nhập tăng lên, những người làm trong cơ quan nhà nước có số lương cao hơn sẽ có nhiều điều kiện hơn để mua sắm thêm các loại hàng hóa, dịch vụ khiến cầu cũng tăng lên.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 15 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy phân tích quan hệ cung - cầu trong các trường hợp dưới đây và cho biết quan hệ này đã tác động thế nào đến việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế.
a. Những ngày giáp Tết năm ngoái, giá các loại rau tăng rất mạnh. Năm nay, bà G dự định sẽ trồng thật nhiều rau để đến gần Tết mới đem ra chợ bán.
b. Giá ga tăng cao khiến một số người chuyển từ sử dụng bếp ga sang bếp từ.
c. Hợp tác xã M tăng cường thử nghiệm trồng rau trái vụ cung ứng cho thị trường.
d. Cơn bão số 5 gây ra thiệt hại lớn đến hoa màu, nhiều cánh đồng rau bị dập nát và ngập sâu trong nước.
Phương pháp giải:
- Đọc các trường hợp và phân tích quan hệ cung – cầu trong các trường hợp đó.
- Chỉ ra được tác động của quan hệ cung – cầu đến việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế.
Lời giải chi tiết:
a. - Quan hệ cung – cầu:
Những ngày giáp Tết, do nhu cầu mua sắm rau để tiêu thụ trong những ngày Tết nhiều mà phong tục ngày mùng 1, mùng 2 Tết không có người bán hàng nên cầu lớn hơn cung dẫn đến giá rau tăng mạnh.
- Tác động của quan hệ cung - cầu:
Chủ thể sản xuất kinh doanh là bà G dự định năm nay trồng thật nhiều rau để đến gần Tết mới đem ra chợ bán để bán được với giá cao.
b. - Quan hệ cung – cầu:
Do giá ga tăng cao khiến cho một số người chuyển từ sử dụng bếp ga sang bếp khiến lượng nhu cầu về bếp ga có xu hướng giảm, lượng nhu cầu về bếp từ có xu hướng tăng.
- Tác động của quan hệ cung – cầu:
+ Người tiêu dùng: không mua bếp ga khi giá ga tăng, chuyển sang dùng bếp từ.
+ Chủ thể sản xuất, kinh doanh: Lựa chọn mặt hàng kinh doanh hợp lí (nhập nhiều bếp từ về bán, giảm bớt mặt hàng bếp ga...).
c. - Quan hệ cung – cầu:
Khi trái vụ, những loại rau trái vụ không phát triển được nên nên cung nhỏ hơn cầu, giá bán rau trái vụ sẽ đắt hơn lúc chính vụ.
- Tác động: Hợp tác xã M quyết định sẽ thử nghiệm trồng rau lúc trái vụ cung cấp cho thị trường.
d. - Quan hệ cung – cầu:
Cơn bão số 5 gây thiệt hại lớn đến hoa màu, nhiều cánh đồng rau bị dập nát và ngập sau trong nước khiến cho số lượng rau trên thị trường giảm sút, cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá rau tăng cao.
- Tác động:
+ Người tiêu dùng đưa ra quyết định tạm thời chuyển bớt nhu cầu rau xanh sang những mặt hàng thay thế, như: củ, quả,…
+ Nhà sản xuất kinh doanh cần nhanh chóng gieo trồng những loại rau ngắn ngày để cung cấp cho thị trường.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 15 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong các trường hợp dưới đây:
a. Việc nuôi cá đang ổn định nhưng thấy nhà hàng xóm nuôi ba ba bán cho các nhà hàng đặc sản ngoài phố có thu nhập tốt hơn, chị N có ý định chuyển hướng sang nuôi ba ba.
Dựa trên sự phân tích cung - cầu về ba ba, em hãy đưa ra lời khuyên cho chị N.
b. Sắp đến tháng khuyến mại siêu giảm giá các loại hàng hoá, M cho rằng người bán giảm giá để kích cầu tiêu dùng nên mình cần tận dụng cơ hội mua thật nhiều thứ.
Dựa vào quan hệ cung - cầu, em hãy phân tích cơ sở của chính sách khuyến mại để đưa ra lời khuyên giúp bạn M mua sắm cho hợp lí.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Lời khuyên cho chị N:
- Trên địa bàn chị N sinh sống, nếu cung nhỏ hơn cầu 🡪 chị N có thể chuyển từ nuôi cá sang nuôi ba ba giống các gia đình khác để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Tuy nhiên, chị N cần khảo sát thị trường một cách kĩ lưỡng, vì khi nhiều gia đình trên địa bàn cùng chuyển hướng sang nuôi ba ba; trong khi chỉ bán ba ba cho một vài nhà hàng trên phố 🡪 lượng cung sẽ lớn hơn cầu 🡪 giá cả sụt giảm.
b. Lời khuyên cho bạn M:
- Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp sử dụng các hoạt động khuyến mại nhằm trực tiếp tăng sức mua hàng, kích cầu tiêu dùng, từ đó tăng doanh thu và giảm hàng tồn kho. Vì vậy, bạn M là người tiêu dùng thì có thể tận dụng cơ hội này để mua được hàng giảm giá so với ngày thường.
- Tuy nhiên, M cần cân nhắc chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, chú ý đến chất lượng sản phẩm. Tránh vì thấy rẻ mà mua nhiều nhưng không dùng đến thì rất lãng phí, hoặc mua hàng rẻ nhưng lỗi mốt hoặc sắp hết hạn sử dụng,...
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 15 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy viết bài kể về một trải nghiệm đã phân tích quan hệ cung - cầu để đưa ra quyết định mua sắm một hàng hoá và rút ra bài học đối với bản thân.
Phương pháp giải:
- Em dựa vào kiến thức bài học để viết bài kể về một trải nghiệm đã phân tích quan hệ cung – cầu đưa ra quyết định mua sắm một hàng hoá.
- Liên hệ bản thân để rút ra bài học đối với bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Trải nghiệm:
Trong tình hình mới sau đại dịch, nhu cầu sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng tại nước ta đã khác biệt vì dịch bệnh được kiểm soát dẫn đến thị trường khẩu trang có chiều hướng giảm so sánh với thời điểm trong dịch. Tuy nhiên, tại các địa điểm công cộng, đại đa số người dân vẫn giữ thói quen mang khẩu trang trong trạng thái bình thường mới để phòng tránh dịch khi nước ta vẫn ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong thời gian qua, cùng với đó là để phòng tránh bụi bẩn, các vi khuẩn khác lây qua đường hô hấp, cho thấy khẩu trang vẫn là mặt hàng thiết yếu để bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và nhà phân phối cho biết, nếu như so sánh với thời điểm trong dịch, thị trường khẩu trang hiện nay đã giảm khá nhiều, chủ yếu do các lý do như tâm lý chủ quan của người dân nên việc đeo khẩu trang không còn nhiều như trước, đồng thời số lượng khẩu trang tồn kho tại các siêu thị, điểm bán vẫn còn nhiều nên giá khẩu trang cũng đã bắt đầu giữ ổn định trở lại.
- Bài học:
+ Do cầu giảm nên giá khẩu trang giờ không còn cao như trước nữa, tránh tình trạng bị khẩu trang với giá đắt.
+ Lựa chọn khẩu trang tại cơ sở uy tín, chất lượng, tránh mua phải hàng tồn kho, không còn đảm bảo.
+ Cung nhiều, có thể mua số lượng lớn vừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cũng được giá ưu đãi.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức