Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức>
Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hoá khác.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 6 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hoá khác.
Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hoá khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra cách giúp chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa thu hút khách, đảm bảo việc kinh doanh.
Lời giải chi tiết:
Theo em, để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh thì chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác nên:
- Bán các sản phẩm với mức giá phù hợp và có chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đa dạng các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trưng bày hàng hóa gọn gàng và khoa học, thu hút ánh nhìn từ các khách hàng để từ đó khiến họ quyết định mua sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của cửa hàng. Ví dụ như thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở; có hình thức thanh toán qua thẻ; có chỗ đỗ xe sạch sẽ, thuận tiện; lắp đặt điều hòa;…
- Triển khai chương trình giao hàng tận nhà. Ví dụ đối với những khách hàng ở trong vòng bán kính 3km sẽ được miễn phí ship còn xa hơn sẽ được tính theo một mức phí hợp lý nào đó.
- Thực hiện các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, sử dụng phiếu giảm giá, tích điểm, nhận quà lôi kéo khách hàng cũ.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 7 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Phố B nổi tiếng đông vui, sầm uất bởi có nhiều nhà hàng có các món ăn ngon Nơi đây thường xuyên diễn ra cuộc tranh đua quyết liệt trong việc thu hút thực khách giữa các nhà hàng. Các nhà hàng tìm cách tạo ra ưu thế với những món ăn có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lý... Để có những ưu thế đó, các nhà hàng phải giành giật những điều kiện thuận lợi như: thuê được đầu bếp giỏi có được nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, tìm được những gia vị độc đáo,...
1/ Theo em, các nhà hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng?
2/ Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và nêu được những cách thức để tranh đua thu hút khách hàng của các nhà hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B trong trường hợp trên. Chỉ ra lợi ích của các cách thức đó đối với các nhà hàng.
- Lấy được ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.
Lời giải chi tiết:
1/ Những nhà hàng kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức để tranh đu thu hút khách hàng là:
- Tạo ra ưu thế với những món ăn có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí,...
- Thuê đầu bếp giỏi, có được nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, tìm được những gia vị độc đáo,…
Việc sử dụng những cách thức để tranh đua thu hút khách hàng như trên sẽ mang lại lợi ích cho các nhà hàng là: Nhà hàng nào có ưu thế với món ăn có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lý hơn thì sẽ thu hút được nhiều thực khách, đem đến nhiều lợi nhuận hơn, kinh doanh ổn định và nhà hàng sẽ ngày càng phát triển.
2/ Ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường:
- Cuộc cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn là Coca Cola và Pepsi.
- Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng thế kỷ giữa hai gã khổng lồ về thiết bị điện tử, đặc biệt là mặt hàng điện thoại di động đó là Apple và Samsung.
- Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s…
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 7 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên?
2/ Em hãy nêu những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế.
Phương pháp giải:
1/ Đọc trường hợp và nhận xét về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên.
2/ Nêu lên những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế.
Lời giải chi tiết:
1/ - Các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên độc lập với nhau, được tự do kinh doanh, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh.
- Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, vì họ có sự khác biệt về các nguồn lực, như: vốn, công nghệ, trình độ quản lí, tay nghề người lao động,… do đó, sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm sẽ khác nhau.
2/ Những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế:
- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường.
- Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Đề giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 8 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp ở mục 2 và thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:
1/ Cạnh tranh đã thúc đẩy công ty H phải làm gì để tồn tại và phát triển?
2/ Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H được phân bổ như thế nào?
3/ Cạnh tranh đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thoả mãn như thế nào?
Phương pháp giải:
1/ Đọc trường hợp và chỉ ra được cạnh tranh đã thúc đẩy công ty H làm gì để tồn tại và phát triển.
2/ Nêu được cách phân bổ nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H.
3/ Phân tích được vai trò của cạnh tranh khi đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn.
Lời giải chi tiết:
1/ Để tồn tại và phát triển, công ty H đã nhanh chóng tìm kiếm và đưa ra các giải pháp mới: tìm kiếm thêm nguồn vải có hoạ tiết, chất liệu đặc biệt hơn, ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm, đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,... để nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, thu hút khách hang, chiếm lĩnh lại thị trưởng, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2/ - Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ theo thứ tự ưu tiên:
+ Giai đoạn đầu tập trung vào các ngành có lợi thế sẵn về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, sử dụng nhiều lao động như: nông sản, khoáng sản, dệt may, giày dép,…
+ Giai đoạn sau: chuyển dần sang ngành công nghiệp chế biến, trình độ công nghệ cao hơn, vẫn sử dụng nhiều lao động; đồng thời, từng bước chuyển sang ngành sử dụng lao động có trình độ cao và công nghệ tiên tiến.
- Công ty H cũng phải: tìm kiếm thêm nguồn vải có hoạ tiết, chất liệu đặc biệt hơn; ứng dụng công nghệ mới trong việc hoàn thiện sản phẩm; đưa ra mức lương hấp dẫn tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao,...
3/ Mọi hoạt động cạnh tranh suy cho cùng là để bán được nhiều sản phẩm, nghĩa là được khách hàng quan tâm, ưa thích sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, cạnh tranh giúp cho nhu cầu của khách hàng ngày càng được thỏa mãn.
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau và hộp thông tin để trả lời câu hỏi
Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của công ty X và cho biết hành vi đó có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo, đệm mút, người tiêu dùng và xã hội? Theo em, cần làm gì để hạn chế, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và nhận xét về hành vi cạnh tranh của công ty X trong trường hợp trên.
- Chỉ ra được ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh của công ty X đến các doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo, đệm mút, người tiêu dùng và xã hội. Từ đó đưa ra được cách để hạn chế, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Lời giải chi tiết:
- Qua trường hợp trên, em thấy được hành vi cạnh tranh của công ty X là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể: công ty X thường xuyên đề cao chất lượng sản phẩm đệm cao su của mình và so sánh, đánh giá thấp những sản phẩm đệm của doanh nghiệp khác nhưng không có rõ căn cứ rõ ràng.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của công ty X có thể khiến khách hàng hiểu lầm, gây thiệt hại đến doanh số và tình hình kinh doanh cho các công ty sản xuất đệm lò xo, đệm mút xốp… Các công ty khi mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại. Ngoài ra, còn có thể thiệt hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc các ý kiến và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí giải vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình.
Bởi vì: Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó mà còn giữa các chủ thể kinh doanh các mặt hàng khác nhau vì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào ngành hàng mang lại lợi nhuận cao nhất.
b. Không đồng tình.
Bởi vì: Cạnh tranh lành mạnh là phải tôn trọng đối thủ, tìm cách cải thiện mình để vượt lên đối thủ chứ không phải tìm cách để làm cho đối thủ suy yếu.
c. Không đồng tình.
Bởi vì: Cạnh tranh là tất yếu trong cơ chế thị trường, ở đâu có sản xuất, trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh. Do vậy, không phải chỉ khi kinh tế thị trường phát triển mới có cạnh tranh.
d. Đồng tình.
Bởi vì: Cạnh tranh lành mạnh là biết chấp nhận cạnh tranh, cùng hợp tác và cạnh tranh với đối thủ, tôn trọng đối thủ, tìm cách tạo ra ưu thế vượt trội so với đối thủ để tồn tại và phát triển.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Trường hợp a. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vì doanh nghiệp A khi quảng cáo sản phẩm luôn khuếch đại ưu điểm, đưa ra thông tin không đúng với chất lượng sản phẩm từ đó gây ra sự hiểu lầm với khách hàng.
b. Trường hợp b. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vì doanh nghiệp Z đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
c. Trường hợp c. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc doanh nghiệp D tìm đủ mọi cách để lấy thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y là các thủ đoạn xấu, vi phạm pháp luật.
d. Trường hợp d. Đây là hành vi cạnh tranh lành mạnh. Vì doanh nghiệp K muốn khách hàng tin tưởng, chọn mua sản phẩm của mình, cách tốt nhất là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.
b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và phân tích được vai trò của cạnh tranh trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Trường hợp a. Việc Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới là hành vi cạnh tranh lành mạnh, góp phần tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm tốt hơn, từ đó sẽ bán được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, doanh thu và lợi nhuận tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
b. Trường hợp b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại có tính năng vượt trội so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường là hành vi cạnh tranh lành mạnh, góp phần giúp tập đoàn bán được nhiều sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận tăng cao, thu nhập của nhân viên cũng sẽ được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng của dân chúng được nâng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải đáp thắc mắc
Em hãy giải đáp băn khoản của chị Y
Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?
Phương pháp giải:
Em đọc các trường hợp và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Trường hợp a. Việc công ty đưa ra cơ chế khuyến khích cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty là cần thiết vì điều này tạo động lực để mỗi người lao động đều cố gắng để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Tuy nhiên, cạnh tranh có tính hai mặt, công ty cần đưa ra những quy định rõ ràng để việc cạnh tranh minh bạch và không ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty.
b. Trường hợp b. Công ty M cần có mức lương, thưởng cao cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty vì các nhân viên này là nhân tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ nên cần có chính sách khích lệ, động viên để giữ chân và thúc đẩy các nhân viên này cống hiến cho doanh nghiệp.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 10 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này?
Phương pháp giải:
- Em dựa vào kiến thức bài học để viết một kịch và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
- Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Lời giải chi tiết:
- Tiêu đề: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Nhân vật:
+ Cô Chi: Chủ cửa hàng tạp hóa.
+ Chị Hương: mẹ của Mai.
+ Hoa: Khách hàng.
+ Anh Hưng: đội trưởng Đội quản lí thị trường.
+ Anh Dũng: nhân viên đội quản lý thị trường.
- Kịch bản:
Cảnh 1. Tại nhà của Mai
- Người dẫn truyện (đọc): Đang chuẩn bị nấu cơm thì chị Hương chợt nhớ ra hồi chiều lúc vội về đi chợ nên chưa mua lọ sữa rửa mặt. Chị Hương đang mải nghĩ nấu cơm trước rồi đi mua hay cắm trước nấu cơm rồi đi mua lọ sữa rửa mặt rồi về cắm cơm sau thì thấy Hoa đã đi học về.
- Chị Hương (giọng vui vẻ): Ôi may quá, Hoa đi học về rồi à con! Mẹ đang nấu cơm dở mà nhớ ra chưa mua lọ sữa rửa mặt, giờ mà chưa mua tối hai mẹ con mình lại không có gì dung, con phi xe đạp điện đi mua hộ mẹ nhé.
- Hoa (nhanh nhẹn đáp): Vâng, được mẹ ạ. Hôm nay con cũng không có bài tập về nhà. Mẹ hay mua ở đâu hả mẹ?
- Chị Hương: Mẹ hay mua ở cửa hàng mỹ phẩm ở phố X ấy con, giờ con cầm tiền đi mua đồ nhé. Con nghe xem họ tư vấn cho con loại gì phù hợp thì lấy sữa rửa mặt ấy nha! Mà mẹ bảo này, giờ mỹ phẩm giả nhiều lắm, con muốn mua đồ gì thì lên cửa hàng đó mua đồ cho đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây (chị Hương mở ví, lấy tiền đưa cho Hoa), con đi mua đồ đi cẩn thận rồi về ăn cơm nhé. Nay mẹ định nấu món thịt kho tàu con thích ăn nhất đó.
- Hoa: Vâng, đợi con thay đồ xong rồi đi ngay đây. Mẹ cứ yên tâm ạ!
Cảnh 2: Tại cửa hàng tạp hóa nhà cô Chi
- Người dẫn truyện (đọc): Cô Chi đang ngồi nhặt rau trước cửa, thấy Nga đi dựng xe đạp điện, tiến vào.
- Cô Chi (ngừng tay, ngẩng đầu lên hỏi): Hoa đấy à cháu, dạo này đi học suốt cô chẳng gặp, lớn quá sắp lấy chồng đến nơi rồi! Nay muốn mua gì cho cô để nhà cô đắt hàng nào?
- Hoa (vui vẻ đáp lại): Cháu định lên cửa hàng mỹ phẩm trên phố X để sữa rửa mặt, tiện đường ghé qua cửa hàng cô để mua mấy cái bút bi ạ!
- Cô Chi (vội vàng đứng dậy, kéo tay Nga, chỉ vào trong cửa hàng): Ôi dào, lên đấy làm gì cho xa, mà lại còn đắt đỏ ra, vào đây, vào nhà cô mà mua đồ, gi gỉ gì gi cái gì cũng có, giá cả lại phải chăng nữa!
- Hoa (tỏ vẻ ngạc nhiên): Cháu mua sữa rửa mặt hãng ABC. Nhà cô trước giờ cháu thấy toàn bán chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ dung học tập thôi giờ cô bán cả mỹ phẩm ạ?
Cô Chi (vội vàng ngắt lời): Ấy, cái con bé này, suốt ngày chỉ biết học thôi! Trước nhà cô chỉ bán đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng học tập giờ nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên cô cũng phải đa dạng hóa các mặt hàng chứ. Giờ cô có cả kệ hàng mỹ phẩm kia kìa, cũng có hãng ABC luôn đó! Đây, mày vào đây mà xem, cái gì cũng có nhé (kéo Hoa đi vào tham quan cửa hàng).
- Hoa (cười, tỏ vẻ bối rối): Vậy cơ ạ? Rẻ được nhiều không cô, cô tư vấn cho cháu với ạ.
- Cô Chi (cười lớn): Ôi dào ơi, cùng làng cùng xóm không lẽ cô lấy đắt cho mày. Mua ở nhà cô vừa gần vừa tiện đỡ phải lên kia xa xôi mà lại còn giá thành rẻ, mày mua thừa tiền vẫn thoải mái mua ít quà vặt mà ăn phải sướng hơn không?
- Hoa (cầm từng hộp lên ngắm nghía, hỏi lại cô Chi): Ôi, sao các hộp này nhìn nhãn mác không có chữ Việt Nam thế cô? Mẹ cháu dặn phải mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thôi, chắc cháu phải lên trên kia mua thôi. (Hoa định quay đi).
- Cô Chi (vội vàng ngăn lại): Ấy, cái con này, đã nghe bác nói hết chưa mà vội vàng thế. Những mỹ phẩm này là hàng xách tay con dâu cô trước tìm được mối nhập về. Sữa rửa mặt ABC của Pháp đúng không, mua nội địa thì làm sao có nhãn mác tiếng Việt mình được cháu. Mỹ phẩm con dâu cô bán cả trên tiktok, shopee lượt mua hàng mấy chục nghìn đơn, mày cứ lên shopee, tìm trang “Mỹ phẩm nội địa Pháp Mai Mai” là thấy, số lượng người theo dõi đông lắm!
- Hoa (bối rối): Thật à cô, nhưng cháu….
- Cô Chi (Thấy Hoa có vẻ băn khoăn, bà nói tiếp): Cô bảo thế, mày không tin thì thôi, chứ hàng xóm láng giềng, người làng người nước với nhau, cô lừa mày làm cái gì, lời lãi có được là bao mà mang tiếng thì chả bõ. Còn mày thích ra cửa hàng trên kia thì tùy mày. Nhưng bác nói thật nhé, nó chỉ có cái mác cho oai thôi, vừa rồi, trên tivi chả có doanh nghiệp nào đấy nhập mỹ phẩm về xong trộn hàng đầy mỹ phẩm giả. Cháu ạ, thời buổi bây giờ “khuất mắt trông coi”, chả biết thế nào được đâu. Giá trong cửa hàng đó thì bán đắt, mà chất lượng có khi còn thua hàng chợ, vì họ phải gánh chi phí mặt bằng cao, chi phí vận hành hệ thống, nhận viên nọ kia… Mua mỹ phẩm mà mua phải hàng giả về không chừng tiền mất tật mang đó cháu.
- Hoa (gật đầu): Cô nói cũng hợp lí, cháu thấy giá hàng hóa trong các cửa hàng lớn bao giờ cũng cao hơn ở ngoài một chút.
- Cô Chi (vẻ mặt quả quyết): Chứ còn gì nữa, cô bán hàng tạp hóa ở cái phố này bao nhiêu năm nay rồi, hàng hóa đều có nguồn gốc rõ ràng, uy tín bao nhiêu năm nay rồi. Còn cái cửa hàng kia mới mở ở phường mình được có nửa năm, khách hàng vào thì cũng lèo tèo lắm, giá thì cao; hàng của họ tuy mẫu mã đẹp, nhãn hiệu nọ kia quảng cáo trên tivi đấy, nhưng mà biết thế nào được. Biết đâu cũng kiểu nhập nhèm, mua hàng trôi nổi về rồi gắn mác xịn vào rồi bán để lừa người dân. (Cô Chi kéo Hoa lại gần, nói nhỏ): Gặp mày đây, chỗ tin tưởng cô mới nói chứ không có nói ở đâu mà mang tiếng: hôm vừa rồi, cô đi tập thể dục lúc sáng sớm, ngang qua chỗ cửa hàng đó, thấy mấy cái xe tải nó chở hàng đến, eo ơi, hàng hóa thì quăng quật xuống đất, để trong những cái bọc ni-lông đen mà thái độ nhân viên kiểu lén lút, khả nghi lắm,… Gớm nữa, bán hàng chất lượng tốt thì cứ ban ngày ban mặt mà chở hàng đến, cần gì phải lén lút sớm hôm thế, chắc là nó bán hàng giả nên sợ bị phát hiện đấy cháu ạ…
- Người dẫn truyện (đọc): Hoa đang tần ngần, trên tay cầm hộp sữa rửa mặt thì thấy có 3 - 4 người cùng bước vào cửa hàng. Cô Chi vội vàng chạy ra, nhóm người đó mặc đồng phục, một người trong số họ đưa thẻ ra và giới thiệu:
- Anh Hưng: Chào cô Chi! Xin giới thiệu với cô, tôi là Nguyễn Quang Hưng - Trưởng Đoàn công tác thuộc Đội Quản lý thị trường số 3. Hôm nay, Đoàn công tác chúng tôi tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng tạp hóa của cô. Rất mong được cô hợp tác.
- Cô Chi: Vâng, chào các cán bộ. Mời các anh vào nhà xơi nước đã.
- Anh Hưng: Cảm ơn cô! Chúng tôi sẽ kiểm tra luôn nên đề nghị bác chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến việc nhập hàng hóa.
- Người dẫn truyện (đọc): Anh Hưng và các đồng nghiệp kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa trong cửa hàng, phát hiện nhiều bánh kẹo đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì, nhiều mỹ phẩm sản xuất ở nước ngoài không dán tem phụ.
- Anh Hưng: Đề nghị bác xuất trình hóa đơn, chứng từ cho những lô hàng sản xuất ở nước ngoài mà không có tem phụ.
- Cô Chi (ấp úng): Dạ…thì… cái này anh chờ tôi tìm lại.
- Người dẫn truyện (đọc): Cô Chi quay vào trong tìm hóa đơn, chứng từ, nhưng thực ra là chuẩn bị mấy chiếc phong bì định “bồi dưỡng” đoàn kiểm tra. Một lát sau:
- Cô Chi: Báo cáo cán bộ, hóa đơn, chứng từ tôi để lẫn ở đâu đấy, đợi tôi tìm lại sẽ nộp bổ sung ngay, cán bộ thông cảm! Thôi thì các anh bỏ quá cho, gửi các anh chút quà…gọi là uống nước thôi… Công việc của các anh vất vả quá…!
- Anh Hưng: Cô Chi, bác cất ngay phong bì đi. Bác đừng làm thế. Chúng tôi sẽ lập biên bản về hành vi đưa hối lộ đấy. Cô cứ tìm kỹ không thì hỏi người nhà xem có để lẫn hóa đơn, chứng từ ở đâu. Nếu cô không xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì dù không muốn, chúng tôi vẫn phải tiến hành lập biên bản của buổi kiểm tra hôm nay đấy. Đồng chí Dũng chuẩn bị biên bản đi.
- Cô Chi: Ôi cán bộ ơi, cửa hàng tạp hóa nhà tôi chỉ buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ bà con trong phố này thôi. Anh xem, hàng hóa cũng có đáng giá bao nhiêu đâu. Tôi nghĩ các anh chỉ nên xử phạt những cơ sở sản xuất lớn thôi chứ.
- Anh Hưng: Cô hiểu như vậy là chưa đúng rồi. Hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là loại hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thì không kể là cơ sở lớn hay nhỏ, nếu vi phạm thì đều bị xử phạt.
- Anh Dũng (nói với anh Hưng): Báo cáo anh, theo thống kê thì số lượng hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cộng với hàng hết hạn sử dụng ước tính giá trị khoảng 25 triệu đồng. Ngoài lô hàng này, chúng em còn phát hiện một mỹ phẩm giống handmade, cũng không có nhãn mác, với số mỹ phẩm này, hiện chưa biết đó là loại gì+, giá trị là bao nhiêu và cũng không có ghi hạn sử dụng ạ!
- Anh Hưng (quay sang nói với cô Chi): Cô Chi ạ, theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có số lượng hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Căn cứ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tôi là Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 3 quyết định xử phạt hành vi này của cô 8 triệu đồng. Bây giờ chúng tôi sẽ lập biên bản, mời cô ký và ra Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt. Đồng thời, số lượng hàng hóa hết hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ này, chúng tôi sẽ bị tịch thu để tiêu hủy theo quy định tại điểm a khoản 14 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
- Cô Chi (khẩn khoản, nài nỉ): Xin các anh bỏ qua cho tôi lần này, tôi hứa sẽ không vi phạm nữa.
- Anh Hưng (Giọng quả quyết): Chúng tôi cũng mong cô không vi phạm thêm lần nào nữa. Qua đây là bài học kinh nghiệm không chỉ cho riêng cô mà còn đối với nhiều người kinh doanh khác. Trong kinh doanh cũng cần có chữ “tâm” cô ạ. Còn lần vi phạm này chúng tôi vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt theo đúng quy định của pháp luật vì hành vi này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.
- Người dẫn truyện (đọc): Hoa chứng kiến toàn bộ sự việc, vội bỏ hộp sữa rửa mặt ABC trên tay xuống và rảo bước ra ngoài, hướng về phía cửa hàng mỹ phẩm trên phố X để mua đồ, lòng Hoa thầm nghĩ: cô Chi buôn bán hàng không đảm bảo chất lượng là một hành vi gian dối trong kinh doanh, mặt khác, những thông tin cô nói về cửa hàng mỹ phẩm X cũng chưa được kiểm chứng. Hoa chợt thấy mình may mắn khi phát hiện hàng hóa không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã kịp thời dừng lại, tránh cho bản thân và mẹ dùng phải mỹ phẩm “fake”.
Bài học rút ra:
Trên thực tế, việc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường là cần thiết, nó giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm và giá cả, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, họ cần tuân thủ các quy định và đạo đức trong kinh doanh, đảm bảo rằng họ không sử dụng những hành vi không đúng đắn để cạnh tranh và đạt được lợi ích cá nhân. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh như phỉ báng, giả mạo sản phẩm, hoặc hạ giá quá đáng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Vì vậy, để thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phê phán hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường là một nhiệm vụ cần thiết của tất cả chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo rằng mọi người tuân thủ các quy định và đạo đức trong kinh doanh, đồng thời tôn trọng quyền lợi của nhau và xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và công bằng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức