Bài 9. Phòng, chống tệ nạn xã hội>
Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhất?
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 50 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhất?
Phương pháp giải:
- Chia sẻ ý kiến của bản thân về tệ nạn xã hội học sinh dễ bị lôi kéo nhất.
Lời giải chi tiết:
Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào tệ nạn nghiện chơi game online
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 50 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em hãy quan sát các tranh, đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó
b) Theo em, tệ nạn xã hội là gì?
c) Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh, đọc trường hợp nhận xét về hành vi sai trái và nêu hậu quả của những hành vi đó.
- Nêu định nghĩa về tệ nạn xã hội.
- Kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.
Lời giải chi tiết:
a)
-Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép => tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác.
-Bức tranh 2: Hành vi đánh bài ăn tiền => ảnh hưởng kinh tế bản thân và gia đình, gây nên những hệ lụy nguy hiểm như nợ nần, cướp bóc, gia đình bất hòa, xã hội bất ổn.
-Bức tranh 3: Hành vi nghiện rượu => ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.
-Tình huống 1: Ma túy => Tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, gây ra nhiều tệ nạn khác như: trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
-Tình huống 2: Mê tín dị đoan=> ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
b) Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:
- Tệ nạn mại dâm.
- Tệ nạn cờ bạc
- Đua xe trái phép.
- Tham nhũng.
- Buôn lậu.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 51 SGK GDCD 7 –Kết nối tri thức:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của các tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên
b) Kể thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên.
- Kế thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết
Lời giải chi tiết:
a)
Trường hợp 1:
- Nguyên nhân: Do S tò mò, thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng từ những bạn bè xấu.
- Hậu quả: Có những hành vi kích động, liên tục la hét, cầm hung khí tấn công mọi người xung quanh nên đã bị cơ quan công an bắt giữ.
Trường hợp 2:
- Nguyên nhân: Do không có việc làm ổn định, lại lười biếng muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ.
- Hậu quả: Làm cho nhiều người tốn kém tiền bạc vào những việc thừa thãi không có kết quả, mất an ninh trật tự.
Trường hợp 3:
- Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, tham lam.
- Hậu quả: Toàn bộ số tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt.
b)
Tệ nạn xã hội |
Hậu quả |
||
Đối với bản thân |
Đối với gia đình |
Đối với xã hội |
|
Ma túy |
Gây tổn hại về sức khỏe người nghiện. Mất nhân cách, đạo đức
|
Mất yên ổn, hạnh phúc, tán gia bại sản, dẫn đến khánh kiệt về kinh tế. |
Ảnh hưởng đến trật tự an ninh: tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống. |
Cờ bạc |
Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. |
Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, |
Ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. |
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK GDCD 7 –Kết nối tri thức:
a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không? Vì sao?
b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Phương pháp giải:
- Đọc một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và cho biết biết hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm không?
- Nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội mà em biết.
Lời giải chi tiết:
a) Hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 ( Mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Vì hành vi này vi phạm Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
b)
- Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (trích)
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất. [..]
5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. [...]
Khám phá Câu 5
Trả lời câu hỏi trang 53 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Trong những bức tranh trên, các bạn đã làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội?
b) Em hãy kể thêm những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh, nêu những việc các bạn đã làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Kể thêm những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.
Lời giải chi tiết:
a)
Bức tranh 1: Tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội.
Bức tranh 2: Tham gia hoạt động vẽ tranh tuyên truyền tác hại của tệ nạn xã hội và kêu gọi phòng, chống tệ nạn xã hội.
Bức tranh 3: Tham gia đóng góp ý kiến vào hòm thư tố cáo tội phạm.
Bức tranh 4: Từ chối sử dụng thử chất kích thích.
Bức tranh 5: Tham gia các buổi sinh hoạt lớp chia sẻ kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội.
b) Những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 55 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.
b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Phương pháp giải:
- Đọc ý kiến và nêu nhận xét. Lí giải vì sao em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.
Lời giải chi tiết:
a) Không đồng tình. Bởi vì có những người mắc phải tệ nạn xã hội là do bị đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.
b) Đồng tình. Bởi vì hậu quả mà tệ nạn xã hội đem lại rất nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với trẻ em nếu như không kịp thời ngăn chặn hành vi tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần.
c) Không đồng tình. Bởi vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
a) L rủ các bạn trong lớp cả cược bóng đá, ai thua thì sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người thắng.
b) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
Phương pháp giải:
- Đọc ý kiến và nêu nhận xét. Lí giải vì sao em đồng tình hay không đồng tình với hành vi đó.
Lời giải chi tiết:
a) Không đồng tình. Đó là hành vi cá cược đem lại ảnh hưởng xấu cho môi trường học đường.
b) Không đồng tình. Bởi bà N đang vi phạm quy định của pháp luật về việc buôn bán, vận chuyển ma túy.
c) Đồng tình. Bởi vì bà H có ý thức làm chủ bản thân, không tham gia vào tệ nạn mê tín dị đoan.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 55 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
a) Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà.
b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên in-ter-net tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần-sa một loại cây dùng để điều chế ma túy.
c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng được.
Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và đưa ra lời khuyên với A, M, S trong các tình huống
Lời giải chi tiết:
a) Nếu là A, em sẽ thuyết phục mọi người không nên tin và làm theo lời thầy mo thay vào đó khuyến khích mọi người nên mang một số trê nhỏ có dấu hiệu bệnh đến bệnh viện để kiểm tra kẻo tiền mất tật mang.
b) Nếu là M, em sẽ nói với anh trai để kiểm tra lại giống cây đó. Nếu đúng là cây cần sa, em sẽ khuyên nhủ anh trai dừng ngay việc chăm bón, nuôi trồng cây cần sa, bởi vì như vậy là anh đang vi phạm pháp luật, không những sẽ bị phạt tù mà còn để lại hậu quả ảnh cho xã hội.
c) Nếu là S, em sẽ từ chối cho anh trai mượn tiền và khuyên anh trai về nhà và tránh xa và không tham gia vào tệ nạn cờ bạc.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 55 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em hãy chia sẻ những việc bản thân đã làm để phòng chống tệ nạn xã hội.
Phương pháp giải:
- Từ những trải nghiệm của bản thân chia sẻ những việc đã làm để phòng chống tệ nạn xã hội.
Lời giải chi tiết:
Những việc đã làm để phòng chống tệ nạn xã hội:
- Phấn đấu học tập rèn luyện tốt
- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp mọi người không sa vào tệ nạn xã hội.
- Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo, cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn
- Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương
Vận dụng
Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:
Em hãy vẽ một bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp.
Phương pháp giải:
Vẽ một bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta biết rằng ma túy đã phá hủy nhiều gia đình, là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội khác nhau như trộm cắp, cướp giật và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, khiến nhiều người mắc bệnh cụ thể là HIV, gián tiếp gây ra nhiều mất mát thương đau. Loại bỏ những tác hại do ma túy gây ra tốt nhất là tránh xa và bài trừ.Để làm được điều này, nhất định phải làm cho mọi người hiểu được ma túy gây hại như thế nào? Nhất là đối với các em học sinh khi còn học trên ghế nhà trường cần được tuyên truyền giáo dục để các em có thể tiếp thu từ sớm vì lứa tuổi các em chưa đủ nhận thức dễ bị kẻ xấu lợi dụng cám dỗ.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Lý thuyết Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống