Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Quảng Xương 4


Đề bài

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

ĐỀ THI THỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

     Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Ta biến trong hòa ca

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4: Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? (Viết từ 10 đến 15 dòng).

II. Làm văn (6,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn và ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng,

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

(Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)

Lời giải chi tiết

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Phép điệp ngữ: "Ta làm", "Dù là".

- Tác dụng:

+ Tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho lời thơ

+ Góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với nhân dân, đất nước.

3.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp.

4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

– Nội dung nêu được những ý cơ bản: Sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho đời. Cuộc sống vì vậy mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

Phần II. Làm văn

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích

II. Phân tích

1. Mạch cảm xúc của bài

- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

- Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gãy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

=> Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

=> Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

- Các hành động:

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ "Lạy": cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

=> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hi sinh cao quý.

=> Thực tại cuộc đời nghiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

=> Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.

3. Tiếng gọi chàng Kim

- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

- Thán từ “Ôi", "hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

=> Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

=> Tình cảm lấn át lý trí.

4. Nghệ thuật

- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết luận

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.